VIETNAM SHIPBUILDING ASSOCIATION - HIỆP HỘI ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hỏi về quy trình lắp ráp

+6
Nguyen Duc Quang
BESCON
can_daica1023
vantruong
test12345
thanhphobienxanh1312
10 posters

Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by thanhphobienxanh1312 Sat Jul 11, 2009 2:42 pm

cau hoi nay noi ve trinh tu lap dat cua ket caau suon man, ban phi neu ro tau thiet ke theo he thong nao va cac ket cau theo chieu doc va ngang co nhie ukhong 

thanhphobienxanh1312
New Member
New Member

Tổng số bài gửi : 1
Age : 41
Điểm : 1
Uy tín : 0
Registration date : 21/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by test12345 Sun Jul 12, 2009 8:47 pm

em potay
test12345
test12345
New Member
New Member

Tổng số bài gửi : 3
Age : 38
Điểm : 3
Uy tín : 0
Registration date : 12/07/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by vantruong Thu Jul 23, 2009 10:46 am

Rất mong các bạn tôn trọng quy định của diễn đàn, gõ tiếng việt có dấu nhé. Thế mọi người mới biết mà giúp chứ
Dân cơ khí kỹ thuật, nói phải có bản vẽ, bạn không có bản vẽ thì làm sao ai biết mà giúp chứ
vantruong
vantruong
Co-administrator
Co-administrator

Tổng số bài gửi : 84
Age : 40
Đến từ: : Quang Ngai
Điểm : 99
Uy tín : 9
Registration date : 08/08/2008

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by can_daica1023 Mon Dec 07, 2009 9:45 pm

có bác nào cho biết có bao nhiêu bước để chế tạo 1 con tầu với

can_daica1023
New Member
New Member

Tổng số bài gửi : 4
Age : 35
Điểm : 4
Uy tín : 0
Registration date : 07/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by BESCON Wed Dec 09, 2009 3:23 pm

Về cơ bản, quá trình thi công hoàn thiện một con tàu kể từ khi bắt đầu đến khi bàn giao có một số các giai đoạn sau:

GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ

• Sau khi có thiết kế cơ sở (Basic) nhà máy sẽ tiến hành hoặc thuê một công ty chuyên về thiết kế công nghệ tiến hành thiết kế công nghệ dựa trên bản thiết kế cơ sở được đăng kiểm
duyệt.

• Tiến hành thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công (Technical and Production designs): Trong quá trình này các bản vẽ cơ bản như kết cấu tàu phân chia ra thành từng tổng đoạn, các hệ thống ống, giá đỡ thiết bị, máng cáp điện ... được triển khai chi tiết.

• Các bản vẽ thiết kế cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính và bằng các phần mềm thiết kế, các dữ liệu vế vật tư, thiết bị cần mua được chuyển qua mạng nội bộ sang các bộ phận mua bán vật tư, thiết bị để tiến hành các thủ tục đặt hàng.

GIAI ĐOẠN 2: CẮT TÔN (hầu hết các nhà máy đều làm lễ cắt tôn để chính thức khởi công đóng con tàu)

• Đầu tiên các tấm tôn được làm sạch và sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng cắt bằng dây chuyền.

• Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ máy tính, máy cắt tự động sẽ cắt các tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế công nghệ (Sơ đồ pha cắt tôn)

• Mỗi chi tiết cắt khi được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp.

GIAI ĐOẠN 3: LẮP RÁP PHÂN ĐOẠN, TỔNG ĐOẠN
• Trong quá trình lắp ráp, các chi tiết riêng biệt được hàn vào với nhau thành các phân đoạn, tổng đoạn.

• Công việc lắp ráp được thực hiện theo qui trình sản xuất, các tấm tôn phẳng như khung đọc, khung ngang được lắp trước, sau đó mới nối với các phần cong.

• Ở các nhà máy đóng tàu lớn của Hàn Quốc, hàng ngày trong các phân xưởng có thể tiến hành lắp từ 20 đến 30 tổng đoạn, mỗi chiếc có trọng lượng tới 300T.
Ghi chú: Hiện nay chúng ta hay làm lễ đặt ky là lễ chính thức đưa một phân đoạn chính của tàu lên đà để tiến hành lắp ráp. Lễ đặt ky cũng là thời điểm để xác định con tàu sẽ phải áp dụng theo các yêu cầu của đăng kiểm và các tổ chức hàng hải quốc tế tại thời điểm ấy.

GIAI ĐOẠN 4: SƠ BỘ LẮP RÁP CÁC KHÍ CỤ, GIÁ ĐỠ

• Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn tàu. Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong phân, tổng đoạn Rất nhiều các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây điện cũng được lắp sơ bộ.

GIAI ĐOẠN 5: SƠN

• Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn bằng các xe chở tổng đoạn. Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch bằng phương pháp phun hạt mài, phun bi, sợi đồng ...và sau đó sơn. Tùy theo điều kiện công nghệ của từng nhà máy mà sẽ có những yêu cầu về sơn bao nhiêu nước trong quá trình sơn tổng đoạn.

• Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được bỏ lại khoảng 200-300mm không sơn. Phần này sẽ được sơn kỹ hơn sau khi các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.

• Hiện nay nhiều nhà máy đóng tàu hiện đại có những phân xưởng sơn rất lớn, được trang bị đầy đủ các hệ thống điều ẩm, Lọc bụi, thu gom hạt mài... làm giảm các tác nhân độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường đồng thời nâng cao chất lượng, kéo dài tuổi thọ của tàu.

GIAI ĐOẠN 6: ĐẤU TỔNG ĐOẠN TRÊN ĐÀ

• Sau khi sơn xong ở khu vực lắp ráp gần đà, các phân đoạn nhỏ được hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn.
• Các tổng đoạn lớn được đưa lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu.

GIAI ĐOẠN 7: HẠ THỦY

• Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, hệ trục hệ lái được lắp đặt hoàn thiện. Tàu được hạ thủy xuống nước và đưa ra cầu tàu để hoàn thiện (ở một số cơ sở sau khi hạ thủy
người ta tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng)


• Theo truyền thống, khi hạ thủy người mẹ đỡ đầu cho con tàu sẽ ném chai sâm panh vào phần mũi tàu. Sau khi chai sâm panh vỡ tung, tàu được cắt các dây giữ và được đẩy
xuống nước.

GIAI ĐOẠN 8: LẮP HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ

• Trên những bệ, giá đã được đặt sẵn ở giai đoạn trước trên tàu, các thiết bị như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu

• Tuy nhiên, ở các nhà máy đóng tàu tiên tiến trên thế giới có tới 90% các thiết bị được lắp lên tàu trước khi hạ thủy, vì khi lắp thiết bị trên bờ thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt hơn (trừ trường hợp máy chính) Ngoài ra việc song song lắp đặt phần vỏ và lắp đặt thiết bị trên tàu chủ yếu khu vực buồng máy và thượng tầng cũng làm cho thời giant hi công được rút ngắn lại.

GIAI ĐOẠN 9: THỬ TẠI BẾN VÀ ĐƯỜNG DÀI

A - THỬ TẠI BẾN

Sau khi hầu hết các thiết bị đã được lắp đặt lên tàu, các hệ thống đã tương đối hoàn thiện
người ta sẽ tiến hành kiểm tra các thiết bị hệ thống một cách độc lập.

. Toàn bộ hệ thống đường ống được kiểm tra thử kín, thử bền. Các hệ thống điện sẽ được kiểm tra đấu nối đến các thiết bị.

. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống máy phát điện trên tàu sẽ được tiến hành thử đầu
tiên. Sau đó cấp nguồn để tiến hành thử các thiết bị và hệ thống khác như điện, cẩu, các bơm, máy phân ly, nồi hơi, khí nén, tời neo, điều hòa, chân vịt, máy lái, nghi khí hàng hải ... Máy chính là hạng mục thử gần như là cuối cùng. Ngoài ra phải kể đến một bước thử vô cùng quan trọng là thử nghiêng lệch.

B – THỬ ĐƯỜNG DÀI

. Sau khi các hạng mục thử tại bến xong sẽ tiến hành thử đường dài.

• Trong quá trình thử, tất cả chức năng của các hệ thống trên tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động đồng bộ như khi hành trình thật. Hệ thống động lực của tàu Máy chính, hộp số, chân vịt. Trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến hành thử các hệ thống. Thử hệ thống cảnh báo trên tàu, hệ thống nghi khí hàng hải, thả neo, máy lái... Ngoài ra còn phải thử tính năng cho con tàu như lượn vòng, dừng đột ngột, zic zac, quay trở, kiểm tra tốc độ thật của tàu...

• Chủ tàu và cơ quan Đăng kiểm cùng tham gia thử tại bến và đường dài để xác nhận toàn bộ các hạng mục theo đúng hợp đồng và thiết kế.

GIAI ĐỌAN 10: BÀN GIAO

• Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.

• Sau khi bàn giao xong, tàu được phép chính thức vận hành.


Để khái quát toàn bộ tiến trình đóng mới một con tàu còn phải kể đến khâu đàm phán hợp đồng, thiết kế cơ sở, Quy trình mua bán vật tư... nhưng trên đây chỉ gói gọn trong phạm vi nhà máy đóng tàu và tập trung vào các giai đoạn thi công chính để hoàn thiện một con tàu. Trong mỗi giai đoạn nêu trên cũng chỉ là tóm tắt một cách sơ lược theo một mô hình chung phổ biến ở các nhà máy đóng tàu hiện nay.

Ai có ý kiến gì bổ xung, xin mời đóng góp!

BESCON
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ: : Shipbuilding Company
Điểm : 54
Uy tín : 0
Registration date : 24/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by Nguyen Duc Quang Mon Jan 25, 2010 5:13 pm

cảm ơn BESCON đã có bài viết khá chi tiết

Nguyen Duc Quang
Active member
Active member

Tổng số bài gửi : 7
Age : 39
Đến từ: : Hải Phòng
Điểm : 11
Uy tín : 0
Registration date : 25/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by Nguyen Duc Quang Mon Jan 25, 2010 5:47 pm

BESCON đã có câu trả lời khá đầy đủ. Tuy nhiên mình vẫn đang có câu hỏi đã pó tay từ lâu, mong các memper giúp đỡ. Xin được hỏi: Khi đấu đà ( Ví dụ như đấu đà phân đoạn đáy B8 như hình vẽ: [You must be registered and logged in to see this link.] ), thì công việc cắt bỏ lượng dư ở mép phân đoạn B8 được tiến hành như thế nào? ( Ý mình là lấy dấu mép cần cắt bỏ lượng dư như thế nào để nó khít khìn khịt với mép của phân đoạn B7 )
Chân thành cảm ơn các pác!

Nguyen Duc Quang
Active member
Active member

Tổng số bài gửi : 7
Age : 39
Đến từ: : Hải Phòng
Điểm : 11
Uy tín : 0
Registration date : 25/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by cukhoai.yard Mon Jan 25, 2010 6:11 pm

Trước khi trả lời xin hỏi bạn nguyenducquang đã xem thực tế bao giờ chưa? Điều này quan trọng hơn là nghe 1 câu trả lời dựa trên sách vở... hì hì như mình sắp trả lời cho bạn đây. Bạn lấy ví dụ về phân đoạn đáy phải không, okay... Trình tự như sau:
1) Cẩu B8 vào vị trí- rà mép tôn đáy trên, tôn đáy dưới, dùng tăng-đơ kéo sát B8 vào B7.
2) Kiểm tra đường tâm B8 có trùng với B7 hay không? Cố định vị trí B8, cẩu vẫn giữ phân đoạn
3) DÙng thước mét đo khoảng cách từ sườn mút B7 tới sườn đầu tiên của B8.
4) Tiến hành cắt rà lượng dư và vát mép cho B8
5) Kéo sát B8 vào, tùy vào công nghệ nhà máy mà để khe hở hàn cho hợp lý
6) HÀN
THE END
cukhoai.yard
cukhoai.yard
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 178
Age : 38
Điểm : 480
Uy tín : 7
Registration date : 27/07/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by tanduong028 Mon Jan 25, 2010 7:06 pm

Ở bài trên,a BESCON có đưa ra 1 qui trình để đóng hoàn thiện 1 con tàu,e cũng đang đang học môn này nên muốn tìm hiểu xem thử có nhiều qui trình đóng tàu không và ưu nhược điểm của từng qui trình như thế nào.
Hôm trước thầy e có dạy một qui trình để đóng hoàn thiện 1 con tàu,e thấy có 1 số điểm khác với qui trình của a BESCO,e xin trình bày để chúng ta cùng nhau trao đổi(Thật ra e cũng chưa biết gì,mong các đại ca đùng cười e nha Rolling Eyes )

1.1. Chuẩn bị sản xuất:
 Phóng dạng
 Khai triển
 Chế tạo dưỡng
 Nguyên vật liệu
 Máy móc,thiết bị,dụng cụ
 Mặt bằng nhà xưởng
 Nhân lực thực hiện
 Các bộ phận hỗ trợ(giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động,vd: cúp điện ai lo?cơm nước cho công nhân…)
=>quyết định đến định hiệu quả kinh tế và tiến độ đóng tàu
1.2. Chế tạo chi tiết:
 Cắt
 Uốn
 Gia công nhiệt
 Kiểm tra
 Đánh số chi tiết
Gắn liền với công đoạn này có lễ khởi công
1.3. Chế tạo cụm chi tiết
 Lắp ráp+hàn đính
 Hàn hoàn thiện
 Kiểm tra
=>chế tạo cụm nào xong cụm đó,sau này chỉ việc lắp lại là xong
1.4. Chế tạo phân đoạn:
 Lắp ráp+hàn đính
 Hàn hoàn thiện
 Lắp ráp các thiết bị phụ(đường ống,dây dẫn điện..)
 Kiểm tra
 Sơn
1.5. Chế tạo tổng đoạn:
 Lắp ráp+hàn đính
 Hàn hoàn thiện
 Lắp đặt thiết bị phụ
 Kiểm tra(đường hàn giũa 2 phân đoạn)
 Sơn(chỗ nối giữa 2 phân đoạn)
1.6. Đẩu đà:
 Lắp ráp+hàn đính
 Hàn suốt
 Lắp đặt máy chính
 Lắp đặt thiết bị phụ
 Kiểm tra
 Sơn
=>đi cùng với giai đoạn này có lễ đặt ki
1.7. Sơn hoàn thiện:
 Chỗ nào chưa sơn thì sơn lần cuối(thường là những chỗ hàn lại với nhau,chỗ gối kê..)
1.8. Hạ thủy:
 Sau khi đã hoàn tất mọi công việc cuối cùng ta hạ thủy,nếu trong quá trình hạ thủy có vấn đề gì thi ta kiểm tra và sửa chữa cho hoàn thiện.
=>gắn liền với công đoạn này có lễ đặt tên và lễ hạ thủy.Lúc này con tàu mới chính thức được khai sinh(có giai thoại về việc đập chia sâm-banh vào con tàu)
1.9. Thử biển:
1.10 .Nghiệm thu
1.11. Bàn giao: có lễ bàn giao

E chỉ tổng hợp lại nên không đc chi tiết lắm,với lại diễn đạt theo ý của mình nên có gì thiếu sót mong đc bổ sung thêm.
tanduong028
tanduong028
Sub-administrator
Sub-administrator

Tổng số bài gửi : 229
Age : 43
Điểm : 280
Uy tín : 7
Registration date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by tranquang Wed Jan 27, 2010 10:08 am

Tôi đọc các bài viết trên của các bạn thấy hầu hết ai cũng xứng đáng là nhà đóng tàu chuyên nghiệp. cám ơn Bescon, Tanduong028 rất nhiều.
Chỉ nên bàn thêm:
- Chủ đề là quy trình lắp ráp (hẹp) các bạn mở rộng ra thành quy trình đóng (một con) tàu hoàn chỉnh.
- Các bạn cần nói thêm nhiều hơn về làm bệ khuôn khi chế tạo phân, tổng đoạn.
Thân mến.

tranquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 461
Age : 111
Đến từ: : HCM CITY
Điểm : 914
Uy tín : 18
Registration date : 22/07/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by phamhieu Mon Mar 01, 2010 3:22 pm

Hãy xem thử một tổng đoạn chờ đấu đà:
Hỏi về quy trình lắp ráp Diamondbow2april07
phamhieu
phamhieu
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 43
Age : 34
Đến từ: : Đại dương mênh mông
Nghề nghiệp/sở thióch : Đam mê học hỏi vi tính, đóng tàu
Điểm : 55
Uy tín : 0
Registration date : 03/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi về quy trình lắp ráp Empty Re: Hỏi về quy trình lắp ráp

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết