VIETNAM SHIPBUILDING ASSOCIATION - HIỆP HỘI ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐÀO TẠO THỢ HÀN DƯỚI NƯỚC

Go down

ĐÀO TẠO THỢ HÀN DƯỚI NƯỚC Empty ĐÀO TẠO THỢ HÀN DƯỚI NƯỚC

Bài gửi by tien0173 Wed Jul 02, 2014 3:09 pm

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GTVT THĂNG LONG


I- Giới thiệu
Trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Thăng Long được Bộ Giao thông vận tải thành lập từ năm 1985, theo quyết định số 226 QĐ/TCCB ngày 26 tháng 2 năm 1985 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trụ sở của trường đặt tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, trường đã được đổi tên 2 lần:

- Lần thứ nhất:
Tại quyết định số 1388 QĐ/TCCB-LĐ ngày 09/07/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc đổi tên Trường Công nhân Kỹ thuật Thăng Long thành Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ công trình Thăng Long.

- Lần thứ hai:
Tại quyết định số 2053/ QĐ- BGTVT ngày 03/07/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc nâng cấp Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ công trình Thăng Long lên Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Thăng Long và có tên giao dịch quốc tế là Thang Long Vocational School of Transport.

- Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Thăng Long luôn là địa chỉ tin cậy trong đào tạo nghề. Kể từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 học sinh tốt nghiệp hệ chính quy dài hạn, học sinh hệ ngắn hạn, bổ túc, nâng cao tay nghề, đào tạo nghề chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu lao động, phát triển các chương trình đào tạo nghề có trình độ quốc tế phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài ngành GTVT. Góp phần đáng kể vào sự nghiệp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xét những thành tích đã đạt được của Nhà trường. Nhà nước, Chính phủ, Bộ GTVT đã quyết định trao cho Trường những phần thưởng cao quý:
- Nhà nước trao tặng:
+ 01 Huân chương lao động hạng 3 cho tập thể Nhà Trường
+ 01 Huân chương lao động hạng 3 cho cá nhân
- Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Công đoàn ngành Giao thông vận tải tặng nhiều Bằng khen, Cờ thi đua cho nhiều tập thể và cá nhân của Nhà Trường.


II- Sơ đồ tổ chức:






















1/ Hội đồng trường: 5 uỷ viên
2/ Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng.
3/ Các Phòng, Ban chức năng và nghiệp vụ gồm có:
- Phòng Đào tạo
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Ban tuyển sinh
4/ Các khoa chuyên môn gồm có:
- Khoa Máy xây dựng gồm các tổ bộ môn (TBM):
 TBM Máy xây dựng
 TBM Cơ sở - Cơ bản
 TBM Ôtô - xe máy
- Khoa công trình với các tổ bộ môn:
 TBM Cu - Đường
 TBM Hàn - Sắt công trình
 TBM Lặn
 TBM Điện - Nước
5/ Các trung tâm:
- Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Thực hành sản xuất
- Trung tâm Huấn luyện kỹ thuật lặn
6/ Các Hội đồng tư vấn:
- Hội đồng tuyển sinh
- Hội đồng tốt nghiệp
- Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật
- Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật học sinh
- Hội đồng lương
- Hội đồng thẩm định chương trình và giáo trình dạy nghề
7/ Các tổ chức Đảng, đoàn thể

III- Các chương trình liên doanh, liên kết đào tạo
Là cơ sở đào tạo duy nhất của Việt Nam thực hiện liên kết với Viện hàn SLOVAKIA để đào tạo thợ hàn công nghệ cao (MIG, TIG, MAG) trình độ 3G đến 6G cấp chứng chỉ Châu Âu, đạt trình độ Quốc tế
Thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo lặn với Hiệp hội lặn Quốc tế như: (IMCA) - Tổ chức Quốc tế về đào tạo và cấp chứng chỉ lặn hàng đầu thế giới, "Professional Association of Diving Instructors (PADI)" –Trụ sở tại Mỹ; Interdive™ Services Ltd, Vương quốc Anh…

IV- Năng lực lặn và khảo sát dưới nước
Hiện nay nhà trường đang đào tạo trên 30 ngành nghề và các mô-đun nghề ở các cấp độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề, đào tạo nghề dưới 3 tháng theo các mô-đun nghề với quy mô đào tạo 1400 học sinh/năm.
Đặc biệt trong số đó có hàng trăm học sinh được đào tạo nghề lặn với các chuyên ngành như lặn thi công, lặn khảo sát, lặn trục vớt cứu hộ, lặn quay phim chụp ảnh dưới nước, lặn hàn cắt kim loại dưới nước, sửa chữa mặt nạ lặn, chương trình về các độ sâu lặn, lặn sử dụng hỗn hợp khí …
Các chương trình đào tạo công tác lặn và kỹ thuật thi công công trình ngầm là một chuyên ngành mang tính đặc thù cao. Trong thời gian vừa qua, với chuyên ngành này, Nhà trường đã đào tạo và đáp ứng yêu cầu cho rất nhiều các công ty, các doanh nghiệp trên toàn quốc và phục vụ cho an ninh quốc phòng của quốc gia. Một số đơn vị mà nhà trường đã đào tạo công tác lặn và kỹ thuật thi công công trình ngầm như:
- Đào tạo thợ lặn cho Bộ Tư lệnh Công binh
- Đào tạo thợ lặn cho Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh
- Đào tạo thợ lặn cho Công ty thủy điện Hoà Bình
- Đào tạo thợ lặn trục vớt cứu hộ cho Công ty Trục vớt cứu hộ Việt Nam
- Đào tạo thợ lặn thi công cho Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX
- Đào tạo thợ lặn trục vớt cứu hộ, cứu nạn cho BQL Vịnh Hạ Long
- Đào tạo nghề lặn hàn cắt kim loại dưới nước cho thợ lặn của các đơn vị: Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn - Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro, Công ty TNHH Trung Tín, Công ty TNHH lặn trục vớt Duyên Hải, Công ty TNHH lặn Đại Dương, Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC, Công ty TNHH một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn ...
- Đào tạo nhân lực phục vụ cho công tác thi công các công trình giao thông, thủy lợi, thuỷ điện, xây dựng… trên cả nước.
Tháng 01/2013, đào tạo nghề hàn và cắt kim loại dưới nước cho 10 thợ lặn của Xí nhiệp Vận tải biển và Công tác lặn – thuộc Liên doanh Việt Nga - VIETSOVPETRO


Tháng 10/2013 trường đã tổ chức đào tạo cho 04 học viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo chương trình khóa học bảo dưỡng, sửa chữa mặt nạ lặn KMB cấp chứng chỉ của Vương quốc Anh (liên kết đào tạo với Interdive™ Services Ltd) tại cơ sở ở London, Vương quốc Anh.





Chứng chỉ của Interdive được cấp cho học viên Đặng Văn Viên
Tháng 12/2013, đào tạo nghề hàn và cắt kim loại dưới nước cho 10 thợ lặn của Xí nhiệp Vận tải biển và Công tác lặn – thuộc Liên doanh Việt Nga –
VIETSOVPETRO



Tháng 02/2014 tổ chức đào tạo thợ lặn khảo sát trình độ 3U.1, 3U.2 và số liệu viên theo chương trình đào tạo do LLOYD’S REGISTER ASIA phê duyệt, lớp học gồm 31 học viên (05 số liệu viên; 12 thợ lặn khảo sát bậc 2 - 3U.2 và 14 thợ lặn khảo sát bậc 1- 3U.1)




Đào tạo thợ lặn đáp ứng yêu cầu đối với các công ty thuộc các lĩnh vực ngành đặc thù như Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà; Công ty thủy điện Hòa Bình…Đặc biệt trong thời gian vừa qua Nhà trường đã ký kết hợp đồng với Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng xử lý thành công vết nứt của công trình thủy điện Bản Vẽ tại Tương Dương - Nghệ An.
Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực với nghề đặc thù kể trên, Trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long đã được Cục Đăng kiểm Việt nam cấp Giấy chứng nhận công nhận năng lực cơ sở cung cấp dịch vụ "Kiểm tra dưới nước thân tàu". Đây là một trong các quy trình, bước thực hiện được sử dụng trong quá trình kiểm tra đóng mới và duy trì cấp tàu.


Với việc thực hiện công tác "Kiểm tra dưới nước thân tàu", nhà trường đã được các đơn vị đăng kiểm, các doanh nghiệp và các chủ tàu đánh giá rất cao về năng lực thực hiện việc cung cấp dịch vụ của mình.
Kết quả đánh giá hàng năm đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận tình trạng của cơ sở được duy trì phù hợp với các yêu cầu áp dụng.
* Với nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của Nhà trường là: Kết hợp giữa giáo dục đào tạo nghề và nghiên cứu phát triển nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt trong các lĩnh vực đào tạo công tác lặn và kỹ thuật thi công công trình ngầm.
- Tiếp tục tìm hiểu và phát triển các kỹ năng đào tạo tốt nhất, chuyển giao công nghệ, các ứng dụng công nghệ khoa học với trình độ quốc tế cho các lực lượng lao động.
- Gắn kết giữa giáo dục đào tạo trong nhà trường với thực tế sản xuất tại các xí nghiệp, công trường và các khu công nghiệp. Qua đó nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc cho người học, phát triển các chương trình đào tạo nghề có trình độ Quốc tế.
* Với quan điểm: “Học gắn liền với hành” được Nhà trường vận dụng nhuần nhuyễn và coi đó là trường học lớn của thầy và trò.
Trải qua gần ba mươi năm, công tác đào tạo nghề của Nhà trường luôn gắn với các công trình thi công. Phương thức đào tạo này đã đem lại những hiệu quả và chất lượng đáng kể trong công tác ứng dụng công nghệ và thực hành sản xuất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề cho người học. Nhờ việc áp dụng phương pháp đào tạo thực hành ngay tại các công trường mà 100% học sinh sau khi tốt nghiệp đã có thể làm việc được ngay, không phải đào tạo lại do đó khi ra trường các em đều có việc làm và thu nhập ổn định, được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao.
Trung tâm Huấn luyện kỹ thuật lặn của Nhà trường, ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện thực hành lặn còn nhận nhiệm vụ tham gia thi công các công việc thuộc công tác lặn và các công trình dưới nước như:
- Lặn thi công cầu Bến Thủy
- Lặn khảo sát các trụ cầu Nam ô, cầu Phong Châu, Yên Bái, cầu Đò Đao
- Cảng Bạch Long Vĩ
- Lặn quay phim, chụp ảnh phục vụ du lịch và đăng kiểm
- Tham gia trục vớt tàu HP01
- Lặn phục vụ công tác thi công móng nhà giàn DK Trường Sa
- Lặn kiểm tra, khảo sát phần chìm dưới nước thuộc diện tích phần bến số 2 tại cảng Ba Ngòi - Cam Ranh - Khánh Hòa.
- Lặn kiểm tra, khảo sát phục vụ thi công và thực hiện công tác thanh thải tại các trụ cầu từ trụ T3 đến trụ T17 thuộc công trình cầu Bản tại Quảng Ninh.
Kết hợp đào tạo với tham gia thi công, không chỉ đem lại những kinh nghiệm thi công, những bài học thực tế quý giá không có trong sách vở mà còn đem lại nguồn lợi về kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể CBCNV, GV và một phần không nhỏ đã được tái đầu tư mua sắm trang thiết bị, đặc biệt là các trang thiết bị lặn hiện đại và đồng bộ phục vụ công tác đào tạo thực hành và tham gia thi công.
Là một trong những cơ sở đào tạo thợ lặn đầu tiên của Việt Nam, Nhà trường luôn phấn đấu, không ngừng nghiên cứu chuyên sâu để giữ vững uy tín và chất lượng đào tạo của mình. Trong kế hoạch của năm 2014 và những năm tiếp theo Trường phấn đấu xây dựng nghề lặn là nghề trọng điểm để tạo đà cho Nhà trường phát triển đồng thời giúp cho các địa phương có nghề lặn dân gian hiểu được những kiến thức cơ bản về nghề lặn để phòng tránh được các tai biến và bệnh nghề nghiệp đối với thợ lặn.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ TRƯỜNG



CBGV-CNV

BỂ LUYỆN TẬP BƠI LẶN




TRANG THIẾT BỊ KHÍ TÀI LẶN



BUỒNG TĂNG GIẢM ÁP


Các học viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam theo chương trình khóa học bảo dưỡng, sửa chữa mặt nạ lặn KMB (liên kết với Interdive™ Services Ltd) tại cơ sở ở London, vương quốc Anh


Học viên lớp hàn cắt kim loại dưới nước (khóa 1) Xí nhiệp Vận tải biển và Công tác lặn – thuộc Liên doanh Việt Nga – VIETSOVPETRO


Học viên lớp hàn cắt kim loại dưới nước (khóa 2) Xí nhiệp Vận tải biển và Công tác lặn – thuộc Liên doanh Việt Nga – VIETSOVPETRO


Đào tạo thợ lặn khảo sát lấy chứng chỉ LLOYD’S REGISTER tại trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long tháng 3 năm 2014



Đào tạo số liệu viên lặn khảo sát lấy chứng chỉ LLOYD’S REGISTER









ĐÀO TẠO HỌC SINH LẶN





ĐÀO TẠO HỌC SINH NGHỀ LÁI MÁY




THAM GIA LẶN TÌM KIẾM TRÊN SÔNG HỒNG (2013)




tien0173
New Member
New Member

Tổng số bài gửi : 1
Age : 51
Điểm : 3
Uy tín : 0
Registration date : 02/07/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết