VIETNAM SHIPBUILDING ASSOCIATION - HIỆP HỘI ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng tàu.

Go down

Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng tàu. Empty Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng tàu.

Bài gửi by viengiagia Sat Mar 20, 2010 9:13 pm

Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng
tàu.

: ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đóng tàu hiện nay không những là
một điều tất yếu mà còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các dự án nâng cấp
các nhà máy đóng tàu trên thế giới. Ví dụ: trong Chương trình Nghiên cứu
Khoa học quốc gia về Đóng tàu của Mỹ, tỷ trọng dành cho Công nghệ Thông
tin (hạng mục Công nghệ Hệ thống) chiếm tới 29% tổng vốn đầu tư, lớn
nhất trong các hạng mục đầu tư (đứng thứ nhì là đầu tư trực tiếp cho
nâng cấp công nghệ đóng tàu – 26%, tiếp theo là Công nghệ thiết kế và
vật liệu – 20%).

Mức độ ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đóng tàu cũng có những bước
nhảy vọt. Ở quy mô ngành đóng tàu từng nước và nhiều nước đang có những
cố gắng triển khai Môi trường Đóng tàu Tích hợp (Integrated Shipbuilding
Environment – ISE) tạo ra một mạng thông tin điện tử liên kết các nhà
máy đóng tàu, các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp vật tư thiết bị, các cơ
quan đăng kiểm, cơ quan thiết kế, chủ tàu,.. thông tin thông suốt,
nhanh chóng. Mạng này hoạt động tương tự như sau: người thiết kế chọn
trên Internet tại website của nhà cung cấp bơm một loại bơm. Catalog
điện tử về bơm sẽ có đầy đủ dữ liệu về loại bơm đã chọn kể cả bản vẽ lắp
ráp. Bơm đó được “lôi” về và đưa vào bản vẽ tàu để bố trí cũng như đưa
vào các hồ sơ thiết kế khác với đầy đủ các dữ liệu. Hồ sơ thiết kế được
chuyển qua mạng cho Đăng kiểm duyệt và Chủ tàu chấp thuận. Đồng thời giá
bơm cũng được chuyển cho bộ phận lập dự toán con tàu. Khi chuẩn bị
đóng, thông tin về bơm lại được chuyển cho bộ phận mua vật tư. Đơn đặt
hàng mua bơm và nói chung là quá trình giao dịch mua bơm và theo dõi vận
chuyển đều thực hiện trên mạng. Khi hàng về, dữ liệu được chuyển cho bộ
phận quản lý kho đồng thời chuyển cho phân xưởng lắp ráp qua mạng. Các
dữ liệu liên quan đến các công đoạn tiếp theo như kiểm tra, chạy thử,...
bơm được nhập bổ xung. Các dữ liệu cần thiết cũng được đưa vào hồ sơ
hoàn công của tàu để giao cho chủ tàu. Tóm lại trong suốt quá trình từ
lúc thiết kế đến khi giao tàu, các dữ liệu cần thiết về chiếc bơm đó chỉ
cần nhập một lần và sẽ có sẵn cho mọi bộ phận liên quan sử dụng.

Ở quy mô từng nhà máy đóng tàu hiện không chỉ tin học hóa từng công đoạn
quản lý và sản xuất (thiết kế thi công, cắt tôn, uốn ống, quản lý vật
tư, kế toán,...). Đã xuất hiện một xu hướng mới mô hình hóa toàn bộ quá
trình đóng tàu dưới dạng mô hình ảo 3 chiều trên máy tính (có thể hình
dung đơn giản như dựng một phim hoạt hình toàn bộ tiến trình đóng một
con tàu) hay còn gọi là hệ thống đóng tàu số hóa (Digital Shipbuiding
System) hoặc Nhà máy đóng tàu ảo (Virtual Shipyard). Trong mô hình nhà
máy đóng tàu ảo có mô hình của các sản phẩm (phân, tổng đoạn, cả con
tàu...), mô hình các công đoạn (vận chuyển, cắt tôn, ....) và mô hình
các tài nguyên của nhà máy (triền đà, ụ, bãi lắp ráp, cần cẩu,....) với
các kích thước thật, dữ liệu thật (trọng lượng, tốc độ,...). Mô hình ảo
này là công cụ để thực hiện việc lập kế hoạch đóng một con tàu cụ thể và
thiết kế thi công con tàu đó (dưới đây ta gọi chung là quá trình thiết
kế sản xuất). Hiện nay việc thiết kế thi công (phóng dạng, hạ liệu, lập
bản vẽ lắp ráp các phân tổng đoạn,..) đều đã được thực hiện trên mô hình
3 chiều của tàu. Tuy nhiên việc lập kế hoạch đóng vẫn còn được thực
hiện trên giấy, bằng lời văn là chính, dựa theo kinh nghiệm và không thể
kiểm tra trước được. Mô hình nhà máy đóng tàu ảo cho phép lập kế hoạch
chi tiết trên mô hình như thật, đo được cả thời gian thực hiện các công
đoạn. Do đó sẽ tận dụng tối đa tài nguyên nhà máy (tổ chức vận chuyển,
xếp dỡ hợp lý; tận dụng diện tích bãi lắp ráp; ...) và điều rất quan
trọng là cho từng công đoạn hoạt động để kiểm tra xem có trục trặc, sai
sót gì không. Sau khi tàu được đóng thử trên mô hình như vậy, kết quả
cuối cùng sẽ được xuất ra dưới hai dạng: lệnh sản xuất cho người và mã
lệnh cho các máy NC. Tóm lại, mô hình ảo cho phép thử đóng một con tàu
trên máy tính để tìm ra cách đóng tối ưu nhất để nâng cao tính cạnh
tranh của nhà máy (giá thành đóng thấp nhất, chất lượng cao nhất và thời
gian đóng nhanh nhất).

Cũng cần lưu ý là đây là một xu hướng mới đang được nghiên cứu ứng dụng.
Nên ảo hóa nhà máy chi tiết đến mức nào, cách lập kế hoạch trên mô hình
ảo ra sao, hiệu quả thực tế của cách làm này như thế nào là những câu
hỏi còn chờ thực tế trả lời.

Dưới đây xin giới thiệu một số thông tin (đã được biên soạn lại chút ít)
để các bạn tham khảo.



Nhà máy đóng tàu số hóa làm biến đổi ngành đóng tàu (Digital dockyard to
transform shipbuilding).



Tóm tắt: Một tổ hợp nghiên cứu đang tiến hành một dự án nghiên cứu tổng
hợp để mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng tàu và xây dựng một
hệ thống đóng tàu số hóa.

Delmia, một công ty thuộc tập đoàn Dassault đã thông báo rằng một tổ hợp
(consortium) nghiên cứu đứng đầu bởi Trung tâm số hóa đổi mới ngành
đóng tàu (Digital Shipbuilding Innovation Center-DSIC) thuộc trường đại
học Quốc gia Seoul đã chọn giải pháp của Delmia để tiến hành một dự án
nghiên cứu tổng hợp nhằm xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa (digital
shipbuilding system) cho công ty Công nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy
Industries Co., Ltd – SHI).

Delmia là một công ty hàng đầu cung cấp giải pháp quản lý vòng đời sản
phẩm 3 chiều cho các ngành kỹ thuật sử dụng phương pháp sản xuất tinh
(lean manufacturing).

Các sản phẩm IGRIP và QUEST của Delmia sẽ được ứng dụng để xây dựng một
hệ thống đóng tàu số hóa thế hệ tương lại kết hợp với những thực tiễn
tốt nhất của ngành đóng tàu hiện tại.

Hệ thống đóng tàu số hóa này sẽ mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình
đóng tàu trong một môi trường ảo từ giai đoạn thiết kế ban đầu tới lúc
hạ thủy tàu.

Dự án này thu hút được sự quan tâm như một bước ngoặt trong quá trình
đổi mới ngành đóng tàu truyền thống.

SHI dự định đầu tư 5 triệu USD cho dự án kéo dài trong 3 năm bắt đầu từ
cuối năm 2004. Dự án được chờ đợi không chỉ làm tăng năng suất, giảm chi
phí và cải thiện chất lượng tàu mà còn nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh của công nghệ đóng tàu Hàn quốc.

Tiến sỹ Jong Gye Shin, giáo sư khoa Kỹ thuật biển và Đóng tàu trường đại
học Quốc gia Seoul và là người lãnh đạo trung tâm DSIC nói:” Khả năng
cạnh tranh trong tương lai của các nhà máy đóng tàu đến từ việc số hóa
đổi mới các quá trình sản xuất và số hóa các tài nguyên của nhà máy”

Các giải pháp sản xuất số hóa của Delmia cho phép dễ dàng mô hình hóa
các quá trình sản xuất phức tạp và các tài nguyên của nhà máy đóng tàu
SHI.

Sau dự án, SHI sẽ điều hành hai nhà máy đóng tàu: một nhà máy thực và
một nhà máy ảo tại Koje. Tiến sỹ Seong-Yong Han, phó chủ tịch, lãnh đạo
trung tâm Nghiên cứu Phát triển của SHI nói :”Hàn quốc cần phải tích hợp
các công nghệ Tin học hàng đầu thế giới như các giải pháp của Delmia
với các công nghệ đóng tàu chưa từng có của Hàn quốc để củng cố địa vị
thống trị của ngành đóng tàu Hàn quốc trên thị trường thế giới. Mục tiêu
của SHI là xây dựng một hệ thống quản lý đóng tàu tích hợp bằng mô
phỏng số hóa. Hệ thống này sẽ nâng cao năng suất của nhà máy, tối ưu hóa
dây chuyền sản xuất và đánh giá được hiệu quả sản xuất một cách chi
tiết, cụ thể.”

Peter Schmitt, phó chủ tịch phát triển Kinh doanh và Marketing toàn cầu
của Delmia nói :”Chúng tôi vô cùng vinh dự được SHI chọn các sản phẩm
IGRIP và QUEST là công cụ trình diễn 3 chiều để mô phỏng toàn bộ các quá
trình đóng tàu. Chúng tôi tin chắc rằng quyết định đó sẽ mang lại lợi
ích cho SHI qua việc cải thiện một cách đáng kể các quá trình đóng tàu.
Ngoài ra, những giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường
nhờ vào sự kết hợp giữa thực tiễn đóng tàu ưu việt của SHI và công nghệ
sản xuất số hóa hàng đầu của Delmia.”

Về SHI – công ty công nghiệp nặng Samsung (SHI) là một thành viên then
chốt trong tập đoàn Samsung. SHI là một tổ chức có tính tích hợp cao
cung cấp một loạt các dịch vụ trong ngành đóng tàu. SHI hoạt động trong
ba lĩnh vực: đóng tàu và dàn khoan, chế tạo các hệ thống điều khiển số
và xây dựng.

Về tổ hợp nghiên cứu- tổ hợp nghiên cứu thành lập tháng 2/2002 đứng đầu
bởi giáo sư Jong Gye Shin thuộc trung tâm Số hóa đổi mới ngành đóng tàu
của trường đại học Quốc gia Seoul. Giáo sư cũng là nhà nghiên cứu chính
của tổ hợp này.

Các bên tham gia tổ hợp gồm tám trường đại học, hai công ty, viện Nghiên
cứu Biển và Tàu thủy Hàn quốc.

Về Delmia- Delmia là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp sản xuất số hóa
tinh, tập trung chủ yếu vào các phần mềm dùng mô phỏng các quá trình
sản xuất.

Delmia phục vụ cho những ngành công nghiệp mà việc tối ưu hóa các quá
trình sản xuất có ý nghĩa sống còn như: chế tạo ôtô, công nghiệp vũ trụ,
các ngành chế tạo và lắp ráp, điện và điện tử, hàng tiêu dùng, xây dựng
nhà máy và đóng tàu.

Nguồn tin: www.manufacturingtalk.com

Giải pháp Quản lý Vòng đời Sản phẩm (Product Lifetime management- PLM)
version 5 của IBM dành cho ngành đóng tàu số hóa: Nhà máy đóng tàu ảo
•Nhà máy đóng tàu ảo (the Virtual Shipyard)

Các nhà máy đóng tàu trên toàn thế giới đang tiến hành các công tác nâng
cấp lớn nhằm một mục tiêu - hợp lý hóa sản xuất. Mở rộng vùng nước, xây
dựng các phân xưởng lắp ráp lớn, trang bị các cần cẩu có sức nâng lớn,
cải tiến việc xếp dỡ vật tư, hiện đại hóa các dây chuyền lắp ráp, trang
bị các dây chuyền hàn panel tự động và các thiết bị uốn ống tích hợp –
đó chỉ là một số ít trong những công tác nâng cấp đang thực hiện. Tại
sao các nhà máy đóng tàu phải làm những công việc nâng cấp đó? Câu trả
lời là ngành kinh tế đóng tàu đang thay đổi và chỉ có những nhà máy nào
thích ứng được và tổ chức được sản xuất tinh giản mới có thể thắng thầu
được đóng những con tàu mới và mới kiếm được lợi nhuận cao.

Nhiều nhà máy đáp ứng với tình hình kinh tế thay đổi bằng cách dựa ngày
càng nhiều hơn vào những nhà thầu phụ và đóng các phân tổng đoạn ngày
càng lớn hơn. Cái cách “đóng tàu ở khắp nơi” đó buộc nhà máy phải tận
dụng khả năng của từng nơi, thiết lập được các quá trình sản xuất tối ưu
để có thể hoàn tất các bộ phận đúng lúc cần thiết. Nhiều hệ thống trong
dây chuyền sản xuất phải được thiết lập sao cho trong tương lai chúng
có thể dễ dàng chuyển đổi sang các công nghệ mới. Việc điều phối các
nguồn cung cấp từ bên ngoài với quá trình sản xuất bên trong cần phải
chính xác hơn bao giờ hết. Và khi có một số tàu được đóng đồng thời, cần
phải tận dụng được các thiết bị chủ yếu cũng như diện tích sản xuất một
cách tốt nhất. Tất cả những thách thức đó đã làm cho việc tổ chức sản
xuất số hóa trở nên quan trọng nổi bật.
•Sản xuất số hóa (Digital Manufacturing)


Sản xuất số hóa là gì? Về cơ bản đó là kỹ thuật tin học dùng để xác định
và mô phỏng trên máy tính tất cả các công đoạn cần thiết cho việc chế
tạo ra một sản phẩm (chế tạo các phân tổng đoạn, lắp máy, đấu đà, uốn
ống v.v...), thử các công đoạn đó hoàn chỉnh, tạo ra các lệnh sản xuất
để thực hiện các bước đó (Nói cách khác đó là việc mô phỏng toàn bộ quá
trình đóng tàu trên máy tính, sắp xếp sao cho hợp lý nhất, chạy thử trên
máy tính để chắc chắn là thực hiện được từ đó mới tạo ra một loạt lệnh
sản xuất cho người và máy trong sản xuất thực- lời người dịch). Các giai
đoạn của sản xuất số hóa gồm: Lập kế hoạch sản xuất; Chi tiết hóa kế
hoạch và thông qua; Mô hình hóa và Mô phỏng hóa các tài nguyên; Xuất ra
các dữ liệu thi công và lệnh thi công. Ba mục tiêu quan trọng nhất của
Sản xuất số hóa là rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất; giảm bớt tối đa
các công việc trùng lắp và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân công. Sản
xuất số hóa tập trung vào việc giảm các phương án lịch sản xuất, tránh
các điều kiện sản xuất không phù hợp, khó thực hiện, giảm việc thay đổi
lệnh sản xuất sau khi thiết kế đã hoàn chỉnh và rút ngắn thời gian
chuyển đổi khi có thay đổi hoặc có các sự kiện chưa lường trước. Vì việc
đóng tàu ngày nay đã trở thành cố gắng hợp tác chung của các nhà cung
cấp và thường cũng còn là sự hợp tác của một vài nhà máy đóng tàu nên
một mục tiêu nữa của sản xuất số hóa là tăng tối đa việc lắp ráp thiết
bị trong quá trình đóng các tổng đoạn, duyệt sớm thiết kế thi công, tăng
vòng quay các thiết bị và giảm tối đa công thực hiện.
• Các lợi ích của Nhà máy đóng tàu ảo (Benefits of a Virtual Shipyard)

Trên cơ sở ngành kinh tế đóng tàu mới, một giải pháp Sản xuất số hóa lý
tưởng là giải pháp tạo nên một cầu nối giữa việc thiết kế sản xuất (lập
kế hoạch và thiết kế thi công) và sản xuất, cho phép lập kế hoạch trên
cơ sở mô hình sản xuất mô phỏng trên máy tính không cần phải có mô hình
mẫu thật. Sản xuất số hóa diễn ra trong một môi trường ảo, có sự đóng
góp của nhiều bộ phận trong nhà máy (thay cho việc chỉ do riêng phòng kế
hoạch điều độ thực hiện) và đem lại những lợi ích sau:

• Thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa thiết kế sản xuất.

• Tạo ra các chi tiết từ các yêu cầu chức năng.

• Tạo ra các dữ liệu sản xuất từ việc lập kế hoạch.

• Kiểm nghiệm được kế hoạch là khả thi và hiệu quả.

• Hỗ trợ việc giao các vật tư, thiết bị, bán thành phẩm,.. đúng lúc.

• Tạo ra các ứng dụng sử dụng kho dữ liệu sản phẩm, công đoạn và tài
nguyên chung.
• Phần mềm IBM PLM version 5 và sản xuất số hóa.

IBM PLM có hai cơ sở dữ liệu chính: Trung tâm Kỹ thuật và Trung tâm Sản
xuất. Hai cơ sở dữ liệu này lưu giữ tất cả các số liệu cần thiết để tích
hợp giữa phần mềm thiết kế thi công CATIA và phần mềm mô phỏng sản xuất
DELMIA. Dữ liệu trong Trung tâm Sản xuất có các đặc điểm:

• Các giải pháp và dữ liệu đã có từ trước.

• Các dữ liệu được lưu giữ trong mối quan hệ logic để chỉ cần nhập
một lần.

• Có thể tạo các báo cáo về thực tại bất kỳ lúc nào trong quá trình
lập kế hoạch sản xuất.

• Tăng cường độ chính xác của công tác lập kế hoạch sản xuất dựa trên
những dữ liệu chính xác.

• Cung cấp cho mọi người dữ liệu cập nhật mới nhất.

• Phản ánh ngay lập tức mọi sự thay đổi.

Trong giai đoạn thiết kế sản xuất tổng quát, phần mềm cho phép tổ chức
một cách hiệu quả các cụm chế tạo tại nhà máy và tại các nhà thầu phụ.
Toàn bộ quá trình đóng tàu thể hiện trong môi trường Sản xuất số hóa sẽ
giúp phát hiện các vấn đề sớm, chi phí do việc thay đổi quá trình sẽ là
tối thiểu.

Trong giai đoạn thiết kế sản xuất chi tiết, kế hoạch chi tiết và thiết
kế thi công chi tiết được hoàn chỉnh rồi kiểm tra và điều chỉnh trong
môi trường 3D trên máy tính. Sau đó sẽ tạo ra các bản vẽ thi công 3D cho
các phân xưởng tạo nên sự nhất quán từ khâu lập kế hoạch tổng quát đến
khâu thi công. Môi trường Sản xuất số hóa ở đây bao gồm: xây dựng hệ
thống đóng một con tàu cụ thể, lập kế hoạch triển khai các giai đoạn,
các bước, các công đoạn, kiểm tra thứ tự các bước, các công đoạn bằng
việc mô phỏng trên máy tính. Các chức năng của chương trình gồm: lập kế
hoạch, kiểm tra kế hoạch, đo thời gian thực hiện từng công đoạn, bố trí
mặt bằng sản xuất, kiểm tra các điều kiện nhân thể học, rô bốt hóa, mô
phỏng máy NC, mô phỏng luồng sản phẩm, vật tư, quản lý sản xuất và tạo
các lệnh sản xuất (bản vẽ thi công) 3D.
•Ứng dụng tại các nhà máy đóng tàu (Implementation in Shipyards)

Nhiều nhà máy đóng tàu trên thế giới đã tích cực ứng dụng các chương
trình sản xuất số hóa. Một số ví dụ quan trọng nêu dưới đây:

Thiết kế thi công tàu LPD-17 LPD 17 là loạt tàu đổ bộ đệm khí tương lai
của Hải quân Mỹ. Trước đây việc đóng tàu bắt đầu thực hiện khi mới xong
khoảng 20-30% thiết kế thi công. Việc đó dẫn đến nhiều công việc trùng
lắp, tốn thời gian sau này. Nhờ những công cụ mô phỏng sản xuất của hãng
DELMIA, khoảng 80% thiết kế được hoàn thành trước khi bắt đầu cắt thép.
Trong dự án đóng tàu LPD17, thép chỉ được cắt và hàn sau khi mọi công
đoạn đã được mô phỏng và kiểm định trên máy tính do đó tránh được các
công việc trùng lắp, cắt sai và hàn đi hàn lại.

Nhà máy đóng tàu Samsung Heavy Industries(SHI) đã tối ưu hóa dây chuyền
sản xuất panel dùng phần mềm QUEST. Nhà máy đang triển khai bước tiếp
theo của hệ thống đóng tàu số hóa kết hợp với những thực tiễn đóng tàu
tiên tiến nhất. Hệ thống đóng tàu số hóa này được xây dựng để mô phỏng
và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng mới một con tàu trên máy tính. Dự
án này thu hút được sự quan tâm của ngành đóng tàu, đánh dấu một cột mốc
trong quá trình đổi mới ngành công nghiệp đóng tàu truyền thống. Dự án
sẽ thực hiện trong 3 năm. Đến cuối năm 2004 dự kiến dự án sẽ mang lại
những thay đổi rõ rệt trong việc giảm chi phí đóng tàu, nâng cao chất
lượng đóng.

Tối ưu hóa kế hoạch đóng tàu LPD-17 tại nhà máy đóng tàu BIW.

Các phần mềm mô phỏng Sản xuất số hóa của DELMIA được BIW sử dụng để xem
xét trực quan kế hoạch sản xuất các hệ thống trên tàu, đóng kết cấu và
các yếu tố nhân thể học trong quá trình sản xuất. Mô hình mặt bằng sản
xuất của BIW – bao gồm nhà xưởng, đường vận chuyển nội bộ (đường ray và
đường bộ), các cần cẩu, các trang thiết bị sản xuất, ụ nổi và các máy
móc hạng nặng khác- đã được xây dựng mô phỏng trên máy tính. Trình tự
chế tạo và lắp ráp được xây dựng trên mô hình đó để kiểm tra các xung
đột có thể có và đảm bảo rằng các bộ phận của tàu có thể đưa được vào
các vị trí cần thiết.

Dự án xây dựng thiết kế sản xuất tiêu chuẩn đóng tàu hộ tống tàng hình
DD(X) tại nhiều nhà máy

Trung tâm Công nghệ Hàng hải thuộc trường đại học New Orleans với sự tài
trợ của Cục Nghiên cứu Hải quân Mỹ, đã dùng phần mềm IBM PLM nghiên cứu
xây dựng kế hoạch đóng loạt tàu hộ tống tàng hình DD(X) trong dự án Hải
quân Mỹ thế kỷ 21. Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đóng tàu đã
đánh giá thiết kế thi công, tiến độ sản xuất, xây dựng các thư viện công
nghệ tốt nhất và phân tích các công đoạn.

Lập trình hàn tự động tại Fincantieri và NGSS

Nhà máy đóng tàu Fincantieri tại Monfalcone, Ý chuyên môn đóng các loại
tàu thương mại và tàu khách. Thông thường các công việc hàn trong đóng
tàu được phân thành các nhóm nhỏ vì không có tàu nào hoặc phân đoạn nào
giống nhau hoàn toàn. Để rút ngắn thời gian quay vòng, giảm chi phí và
đảm bảo chất lượng hàn như nhau giữa các tổng đoạn, Ficantieri đã đầu tư
một hệ thống hàn tự động mới dùng phần mềm UltraArc. Hãng DELMIA đã
phối hợp với Fincantieri xây dựng một hệ thống lập trình cho các máy hàn
tự động lấy tên là AMP dùng UltraArc để hệ thống hóa các chương trình
hàn, giữ lại các know-how về hàn để dùng từ tàu này sang tàu khác.

Dịch vụ bảo trì tàu của ISSELNORD

Công ty dịch vụ kỹ thuật ISSELNORD đang nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô
phỏng và thực tế ảo vào việc bảo trì tàu. Các nghiên cứu đầu tiên được
triển khai cho việc thay thế một cánh chân vịt. Mô hình vùng chân vịt,
vùng vỏ tàu và vùng ụ khô lân cận được xây dựng trên máy tính. Cánh chân
vịt là chi tiết rất nặng cần có quy trình cẩu riêng. Ngoài ra việc lắp
cánh dùng những công cụ có áp suất rất lớn. Phần mềm của DELMIA lưu giữ
tất cả các thông tin cần thiết cho mô hình trên hoạt động. Nhà máy đóng
tàu Fincantieri cũng đã xem xét đến khả năng ứng dụng công nghệ nêu trên
.

Thiết kế sản xuất và chế tạo các bộ phận tàu ngầm tại General
Dynamics Electric Boat (EB).

EB đã xây dựng các mô hình gia công cho các họ sản phẩm khác nhau dùng
trên các tàu ngầm thế hệ mới. Các mô hình gia công đó giúp xác định
không gian, trang thiết bị và nhân công cần thiết để chế tạo sản phẩm.
Khoảng 100 sản phẩm đã được chọn. Mô hình lắp ráp DPM và mô hình CAD của
CATIA đã được tạo ra cho các bệ két, vách, boong,.. đến mức lắp ráp
thấp nhất. Nhiều cải tiến trong các công đoạn đã được thực hiện để rút
ngắn thời gian thi công.

Nguồn: www.delmia.com

viengiagia
Active member
Active member

Tổng số bài gửi : 8
Age : 34
Điểm : 12
Uy tín : 0
Registration date : 07/09/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết