VIETNAM SHIPBUILDING ASSOCIATION - HIỆP HỘI ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

3 posters

Go down

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship Empty Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

Bài gửi by lion12345678 Wed Oct 10, 2012 3:48 pm

Mình là thành viên mới của wed trước kia mình thường vào trang votauthuy.com
nhưng bên ấy thấy admin và 1 số người traning tính phí mà chất lượng thi chưa biết dc.
minh nghĩ ngành đóng tàu còn nhiều khó khăn, vả lại hầu hết các bạn trẻ là sinh viên và các đối tượng ngheo về tiền mạnh về tình, nên mình lập topic này để chuyền tải cái mọi người cần và cũng tiến bộ.
ai có hiểu biết về phần mềm nào thi hãy trao đổi nhé.
minh bắt đầu hướng dan autoship, rhinoceros, napa, soidlword... theo thứ tự dần đần cho các bạn.
Autoship ai cũng biết dùng để vẽ tuyến hình.
autohyro tính ổn định ah anh này dc đấy vì autoship đã có giào trình minh bỏ qua modul đó nhe.
Bắt đầu nào!
CÁCH THỨC LÀM VIỆC CỦA AUTOHYDRO

Chương trình Autohydro gồm 3 phần :

• Modelmaker

• Autohydro

• GF Print

Modelmaker là một chương trình tạo và hiệu chỉnh các file dữ liệu của mô hình tàu thuỷ và được xem như các geometry files (GFs) gọi là file hình học. Autohydro dùng các file hình học này để tính toán các yếu tố thuỷ động lực học của mô hình tàu thuỷ. Mỗi một modul chương trình có giao diện, các tập lệnh và hàm chức năng riêng biệt.

Ở cả hai chương trình Modelmaker và Autohydro thì bạn có thể sử dụng hoặc là menu hoặc là dùng dòng lệnh. Cách thức tạo một mô hình đơn giản và thực hiện các tính toán bằng cách sử dụng menu được minh họa trong phần “A Quick Sailthrough”.

Modelmaker được dùng để tạo mới các file GF, hiệu chỉnh một file GF có sẵn, hoặc hiệu chỉnh một file GF tạo bởi một chương trình khác.

Một file GF đơn thuần là một tập hợp các mặt cắt ngang hai chiều (2D cross sections) cùng với các thuộc tính của chúng và được định nghĩa là mô hình. Mỗi nhóm hoặc “part” mô tả một phần của mô hình, như là vỏ tàu hoặc một khoang. (hull or compartment).

Để tạo mới một file GF trong Modelmaker bạn có thể dùng các chức năng trong menu Edit hoặc kết hợp các dòng lệnh của Modelmaker trong một .CMD file. Trong menu Edit bạn bắt đầu bằng cách tạo một PART sau đó gán tên và thuộc tính, như là vị trí (Center, Port Side hay Starboard) ở dọc tâm, mạn trái hay mạn phải, phân loại PART là Displacer, Container hoặc Sail, Contents và trọng lượng riêng. Số lượng của PART là bất kỳ , nhưng một trong số chúng phải được đặt tên là HULL. Nếu không có PART nào có tên là HULL thì Autohydro không thể xử lý file GF đó. Tiếp theo, cho mỗi PART bạn phải định nghĩa hình dạng vật lý của nó bằng cách tạo một phần, hoặc một nhóm các thành phần (components) và gán các thuộc tính khác nữa như mạn trái hoặc mạn phải, hệ số ngập nước. Modelmaker cung cấp một vài hình dạng chuẩn cho trước như hình hộp, hình trụ, v.v… cho phép bạn dễ dàng xây dựng mô hình của mình trong chừng mực nào đó, (ví dụ như hình dạng đơn giản của sà lan, pontoon, v.v…) Hình dạng của component sau đó có thể hiệu chỉnh trên màn hình đồ họa, hoặc hiệu chỉnh tọa độ thực của chúng. Một component có thể được nối với một component khác trong một PART để định hình cho toàn bộ PART. Bạn cũng có thể lắp, hoặc cắt bớt các component với các phần khác. Bằng cách thực hiện quá trình này nhiều lần cuối cùng bạn sẽ có được một mô hình hoàn chỉnh.

Dòng lệnh

Cả Modelmaker và Autohydro đều có thể sử dụng trình đơn menu hoặc bằng các dòng lệnh.

Trong Modelmaker các dòng lệnh được liên kết lại với nhau ( bằng cách sử dụng một chương trình hiệu chỉnh văn bản bất kỳ) và được lưu lại như là một file COMMAND (.CMD). File .CMD sau đó được chạy như một file tập lệnh (batch file) dùng để tạo mô hình. Việc sử dụng các dòng lệnh là một kỹ thuật thuận tiện trong mô hình hoá tàu thuỷ bởi vì bạn có thể dễ dàng thay đổi hình dạng của mô hình hoặc chữa lỗi bằng cách hiệu chỉnh file .CMD và cho chạy lại thay vì phải thực hiện lại từng chi tiết của mô hình nếu bạn sử dụng phương pháp dùng trình đơn menu.

Bạn cũng có thể dùng file .CMD để lập lại các tác vụ, ví dụ như khi bạn phải mô hình hoá nhiều két đơn giản. Định nghĩa xong một két (hoặc bất kỳ phần nào khác) sau đó copy và paste để định nghĩa các phần khác.

Trong Autohydro , bạn có thể nhóm các lệnh lại như là một .RUN file (sử dụng chương trình hiệu chỉnh văn bản bất kỳ), hoặc đánh riêng lẻ từng dòng lệnh trong ô command line trên màn hình chính. Khi cho chạy file .RUN nó sẽ chỉ cho Autohydro thực hiện các tính toán dựa trên tải trọng hiện thời của mô hình.

Bất cứ việc gì bạn thực hiện trong chế độ dòng lệnh của Modelmaker hoặc Autohydro cũng đều có thể thực hiện trong chế độ trình đơn giao diện, và bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp nếu thấy cần thiết.

Khi file GF của bạn hoàn tất, bạn có thể nạp nó vào module Autohydro. Mô hình sẽ xuất hiện trên màn hình và phản ánh các điều kiện mà bạn đã thiết lập. Bạn có thể phân tích mô hình theo 3 cách khác nhau:

Cho trước Biết được

a. draft, trim, heel weight, center of gravity

b. weight(s) draft, trim, heel

c. waterlines vessel characteristics

Bạn thực hiện tác vụ này trong bất kỳ cách nào sau đây:

1. Đánh vào dòng lệnh (vd: DRAFT) và giá trị (vd: 1.25 @ 20a 1.20 @ 20f) trong ô command line.

2. Chọn một chức năng trên trình đơn menu.

3. Hiệu chỉnh và xử lý các dòng lệnh trong file .RUN

Đặt chúng vào với nhau ở vị trí thích hợp cùng với các chú dẫn sẽ cho phép bạn phân tích mô hình trong các điều kiện khác nhau.

Autohydro hiển thị tình trạng hiện thời của tàu với 3 góc nhìn khác nhau trên màn hình, đồng thời cũng hiển thị các giá trị trên cửa sổ Hydrostatic.

Bạn cũng có thể có được các báo cáo khác mô tả các đặc điểm hoặc tình trạng ổn định của tàu bằng cách sử dụng trình đơn menu hoặc dòng lệnh một cách thích hợp. Và nếu bạn sắp xếp các báo cáo theo một trật tự nhất định, bạn sẽ có được một bản tính ổn định.

lion12345678
Expert
Expert

Tổng số bài gửi : 10
Age : 39
Điểm : 12
Uy tín : 0
Registration date : 10/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship Empty Re: Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

Bài gửi by lion12345678 Wed Oct 10, 2012 4:15 pm

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU
VÀ ĐIỀU KIỆN

Các kiểu file
Để tạo các file hình học, mỗi chương trình sử dụng các định dạng file khác nhau:

Modelmaker

• .CMD (Command): dùng tạo và hiệu chỉnh mô hình.

Autohydro

• .CD (Condition): thông tin cho trạng thái tải trọng.

• .CRI (Criterion): tiêu chuẩn ổn định được dùng để đánh giá ổn định.
• .LIB (Library): các lệnh macro do người dùng định nghĩa.
• .RUN (Run): tập lệnh mà Autohydro dùng để thiết lập các trạng thái và thực hiện các tính toán.
• .SAV (Save): file hình học và các thông tin để tái hiện tải trọng, tiêu chuẩn, và các thiết lập hiện tại.

Geometry Files

Một file GF chứa toàn bộ thông tin về hình dạng thực của mô hình tàu. Nó cung cấp một phương thức để nhóm các phần có liên quan với nhau lại và cấp thông tin về thành phần và vị trí của các phần đó.

Một file GF bao gồm một loạt các mặt cắt ngang của con tàu, được sắp xếp theo trật tự từ mũi đến lái. File GF cũng có thể bao gồm các thành phần bên trong như là các két, các khoang buồng của thượng tầng, các phần phụ, v.v… và các chi tiết thích hợp dùng để tính toán thuỷ lực. Việc khấu trừ có thể được thực hiện trong trường hợp có chân vịt mũi. Thêm vào đó, các phần không có lực nổi hoặc chức năng “container” (chứa) mà được dùng để tính góc nghiêng có thể được gán cho lớp “sail”.

Modelmaker và Autohydro có thể đọc bất kỳ file GF nào cho dù nó có phải là file gốc của phiên bản Modelmaker trước hoặc là do chương trình khác như Autoship tạo ra. Các file GF do Modelmaker tạo ra có thể được dùng bởi các chương trình khác.

Modelmaker và Autohydro cũng có thể đọc các file tạo bởi GHS và BHS (Creative Systems Inc.)

Cấu trúc dữ liệu phả hệ
Một mô hình tàu thuỷ là một file GF. File GF dùng cấu trúc dữ liệu kiểu phả hệ để quản lý tính chất phức tạp của mô hình. Mô hình được chia ra thành :

• Parts
• Components
• Shapes

Con tàu với các phần nổi phụ và thượng tầng, thông thường là một part. Mỗi part được dựng lên từ component (vd: hull = hull + keel) và mỗi component được hình thành từ một shape.

- Mỗi mô hình phải có một part gọi là HULL.

- Mỗi một component phải được đính kèm vào một part.

Cách tổ chức của file GF :

Yếu tố dữ liệu :
PART Các thông tin : tên gọi
Tên (bao gồm cả yếu tố để xác định vị trí, .P, .S hoặc .C)
Lớp (Displacer, Container, Sail)
Toạ độ của “điểm tham chiếu”
Dành riêng cho loại container:
chất liệu (loại chất lỏng và trọng lượng riêng)
Xác định ống đo sâu (vị trí)
Liên quan đến một hoặc nhiều component

COMPONENT Các thông tin về khối lượng
Tên gọi (kể cả vị trí .P, .S, .C)
Hệ số ngập nước (giá trị âm = khấu trừ)

Liên quan đến 1 shape

SHAPE (Mô tả dạng hình học)
Tên gọi
Trị số x,y,z của component
Trong cách sắp xếp như vậy thì shape là cấp nhỏ nhất rồi đến component rồi đến part.

PART

Mỗi một PART được xác định bằng một tên duy nhất trong một mô hình. Tên gọi của part cũng có yếu tố xác định vị trí : .C là dọc tâm (centerline), .P là mạn trái (port side), .S là mạn phải (starboard side). Mỗi PART được gán cho một Contents (yếu tố nội dung) với tên gọi và trọng lượng riêng, ví dụ : Salt Water, 1.025. Mỗi PART có một phân loại riêng : Displacer, Container hoặc Sail.
Displacer là choán chỗ chất lỏng (khoang hàng là displacer), Container là chứa chất lỏng (két dầu, két nước ngọt là container), Sail thì chỉ sinh ra diện tích chịu gió (thượng tầng, lầu và các phần phụ khác như ống khói, mạn giả, v.v…). PART cũng có một điểm tham chiếu là một vị trí mà có thể được dùng để xem xét khi nạp hàng cho két, hoặc như là một điểm tràn khi két được thiết lập cho một trạng thái tràn. Các két cũng có một xác định cho ống đo sâu. Chú ý rằng một PART chỉ là một cái tên với các thuộc tính và nó phải được xem xét chung với một hoặc nhiều component để tạo thành một khối.

COMPONENT

Mỗi một component được xác định bằng một tên và yếu tố xác định vị trí (.C, .P, .S), tên của component là duy nhất trong PART. Mỗi component có một “hiệu ứng” – ví dụ: hệ số ngập nước. Theo mặc định thì displacer được gán bằng 1, container được gán bằng .985. Các component được khấu trừ từ các PART hoặc COMPONENT khác thì có hiệu ứng ngược. Component tham chiếu đến một SHAPE bằng tên gọi và cho SHAPE một vị trí xác định trên mô hình bằng cách chuyển hướng vectơ, mặc định là 0,0,0.

SHAPE

Mỗi SHAPE có một tên gọi duy nhất trong mô hình. SHAPE đại diện cho một khối trong không gian 3 chiều. Mỗi SHAPE có 2 hoặc nhiều mặt cắt, mỗi mặt cắt là một hình 2 chiều xác định bằng một loạt các toạ độ. SHAPE được định nghĩa bằng một tên gọi, có kích thước và gốc định hướng nhưng vị trí của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của component mà nó tham chiếu.
Thông thường thì bạn không phải bận tâm nhiều với SHAPE bởi vì nó được chương trình xem như là một đặc điểm của component.

Station và Point

Bạn sẽ thấy mỗi component trên màn hình là một chuỗi các mặt cắt ngang (transverse sections) 2 chiều. Mỗi STATION có các điểm định vị trên chu vi của nó. Bạn có thể thay đổi hình dáng của STATION bằng cách dịch chuyển vị trí của các điểm.

Hệ tọa độ

Hệ tọa độ theo quy tắc bàn tay phải được áp dụng trong Autohydro và được sắp theo các trục chính của mô hình như sau:

Gốc tọa độ: Điểm giao nhau của 3 trục tọa độ của mô hình, (tọa độ = 0,0,0). Nó được định vị tại bất kỳ vị trí nào dọc theo mặt phẳng dọc tâm của mô hình, như là vị trí đường vuông góc lái tại đường chuẩn, vị trí đường vuông góc mũi tại đường nước hoặc là vị trí giữa tàu tại mép dưới của ky.

L-axis (trục L): theo chiều dọc, hoặc trục X chạy dọc theo chiều dài tàu. Chiều dương về phía lái, âm về phía mũi. Chương trình cũng nhận diện được ký hiệu A là lái (aft) và F là mũi (forward). Mô hình có thể được đặt bất cứ chỗ nào theo hướng dọc.

T-axis (trục T): theo chiều ngang, hoặc là trục Y cắt ngang thân tàu, gốc nằm trên đường dọc tâm tàu, chiều dương về phía mạn phải và chiều âm về phía mạn trái. Chương trình cũng nhận ra được S là mạn phải và P là mạn trái.

Z-axis: Theo chiều cao, hoặc trục Z vuông góc với mặt phẳng cơ bản của tàu (Z=0). Chiều dương phía trên mặt phẳng cơ bản và chiều âm là ở phía dưới. Mô hình có thể được đặt bất kỳ nôi nào theo chiều dọc.

Đơn vị

Đơn vị đo (chiều dài) phải là hệ thập phân feet hoặc mét. Khi thay đổi đơn vị thì chương trình sẽ tự động chuyển đổi các giá trị của mô hình.

Đơn vị đo chuẩn dùng trong Modelmaker và Autohydro là:



Đối tượng đo Đơn vị mét Đơn vị hệ Anh

Chiều dài m ft
Khối lượng/Lượng chiếm nước MT LT
Thể tích m3 ft3

Khối lượng và lượng chiếm nước có thể được biểu diễn bằng Kilogram (KG), Short Tons (ST) và Kilopounds (KP). Để biết thêm chi tiết, xem thêm lệnh UNITS trong Reference Manual.
Sử dụng các file từ GHS/BHS
Phần lớn các file trong GHS hoặc BHS có thể được sử dụng qua lại với Autohydro:

• Các file GF của GHS có thể đọc trực tiếp từ Autohydro hoặc Modelmaker.
• các file GHS Condition, Criterion và file Macro có thể đọc trực tiếp bằng Autohydro.
• Các file .RUN của GHS có thể đọc trực tiếp từ Autohydro.
• Các file .RUN tạo PART và COMPONENT có thể đọc trực tiếp từ Modelmaker nếu đổi từ .RUN thành .CMD.

Autohydro và Modelmaker không thể đọc các file .SAV hoặc các file có hiện diện các thiết lập môi trường làm việc.

Một vài lệnh của GHS và Partmaker không cần thiết đối với Autohydro hoặc Modelmaker nhưng cũng không có tác dụng. Những lệnh không cần thiết như vậy được bỏ qua.

Mệt quá ngủ thôi hẹn các bạn sau. nhớ thanks tui cái nha

lion12345678
Expert
Expert

Tổng số bài gửi : 10
Age : 39
Điểm : 12
Uy tín : 0
Registration date : 10/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship Empty Re: Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

Bài gửi by tanduong028 Wed Oct 10, 2012 8:38 pm

ủng hộ bạn,phát huy hết khả năng để mọi người cùng tiến nhé bạn
tanduong028
tanduong028
Sub-administrator
Sub-administrator

Tổng số bài gửi : 229
Age : 43
Điểm : 280
Uy tín : 7
Registration date : 27/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship Empty Re: Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

Bài gửi by congbangmanoi123 Thu Oct 18, 2012 7:59 pm

BÀI HỌC NHANH

Chúng ta sẽ làm một bài tập nhỏ để hiểu qua về Autohydro.

Mục tiêu:

i) Tạo ra một mô hình sà lan có kích thước 40m x 10m x 5m vát hai đầu mũi và lái, chiều cao vách mũi và lái là .5m, chiều dài vát là 5m.

ii) Tìm trọng lượng tàu không từ mớn nước cho trước, sau đó tìm mớn nước khai thác với trạng thái chở hàng trên boong.
Chúng ta sẽ thực hiện phần i) bằng Modelmaker và ii) bằng Autohydro.

Sơ lược công việc

1. Khởi động Modelmaker.
2. Tạo một part có tên HULL
3. Tạo component 1
4. Định hình component 1
5. Tạo hình component 2
6. Nối các component
7. Ghi lại
8. Khởi động Autohydro và tìm mớn nước tàu không.
9. Thêm hàng trên boong và tìm mớn nước mới.
10. Tính toán và in báo cáo.

Gốc tọa độ của chúng ta sẽ được đặt tại :

Theo chiều dọc : “0” ở giữa tàu
Theo chiều ngang : “0” ở dọc tâm
Theo chiều cao : “0” điểm thấp nhất của mặt phẳng đáy tàu.
Hãy nhớ rằng dữ liệu được tổ chức theo dạng phả hệ: bạn sẽ thực hiện và hiệu chỉnh các yếu tố của mô hình theo thứ tự sau:

• PART
• COMPONENT
• SHAPE

1. Khởi động Modelmaker

Nhấp chuột vào biểu tượng của Modelmaker trong thư mục Autoship. Khi màn hình của Modelmaker xuất hiện, nhấp chuột vào menu File / New GF. Hộp thoại xuất hiện, đặt tên cho mô hình , xác nhận thư mục lưu giữ và .

Chú ý:
Bạn có thể thực hiện một ghi chú về tên file và thư mục mà bạn lưu giữ.

2. Tạo một PART

Trên thanh menu chọn Options, chọn Meters để đặt lại đơn vị.

Từ menu Edit chọn chức năng Part Create/Edit. Trong hộp thoại xuất hiện dưới ô Part Name bạn sẽ thấy bật sáng. Gõ vào (không quan trọng việc bạn gõ chữ thường hay chữ hoa).

Bạn phải có một PART có tên HULL, nếu không mô hình sẽ không hoạt động trong Autohydro.

Trong phần Side, chọn
. Trong phần Class, chọn , nhấp . Bây giờ bạn trở lại với màn hình của Modelmaker lúc này vẫn chưa có gì.

3. Tạo component 1

Chúng ta sẽ tạo mô hình bằng cách kết hợp 2 component dạng hình hộp. Component thứ nhất sẽ song song với mặt cắt giữa tàu, bao gồm cả phần vát phía lái và chúng ta sẽ chỉnh hình dạng của phần vát đó. Component thứ hai là phần vát phía mũi, để minh hoạ các kỹ thuật khác nhau chúng ta sẽ chỉnh hình dạng của nó bằng một phương pháp khác, sau đó nối 2 component lại với nhau để được một component duy nhất.

Từ menu Edit, chọn chức năng Component Select. Trong hộp thoại vừa xuất hiện, bạn sẽ thấy bên phía tay trái. Nếu như nó chưa được chọn (highlighted) thì kích chuột vào nó để chọn. Bên phía tay phải bạn sẽ thấy danh sách các hình cơ bản mà Modelmaker sử dụng như là các khối dùng để xây dựng nên mô hình.
Click vào nút và click . Hộp thoại Create Box xuất hiện. Dưới phần Component Name bạn sẽ thấy .

Click vào hộp FWD End và gõ <15f> .

Click vào hộp AFT End và gõ <20a>.
Click vào Station Spacing và gõ <2.5> xác định khoảng cách của các trạm kế nhau.

Nếu bạn thấy khoảng cách này quá lớn để nối ghép trơn các component thì bạn có thể thay đổi bằng cách thêm vào một số trạm nữa bằng lệnh Fill trong menu Edit.

Bên phải OUTBOARD , trong hộp TRANS gõ vào <5> là phân nửa chiều rộng.
Bên phải TOP, trong hộp VERT gõ vào <5> là chiều cao mép boong trên đường chuẩn.
Trong hộp Side Factor chọn Center.
Nhấp .
Trong hộp thoại Create Component, click để quay lại màn hình chính.
Một hình chữ nhật xuất hiện trên màn hình. Chọn Iso (Isometric) từ menu View. Component thứ nhất của mô hình sẽ được hiển thị với tất cả các mặt cắt, với mặt cắt hiện tại được chọn (xa nhất về phía mũi) bật sáng có màu đen và một dấu thập nhỏ màu đỏ hiển thị đỉnh thứ nhất của mặt cắt.

4. Định hình component 1

Chúng ta sẽ định hình component thứ nhất theo cách sau:

Chuyển đến mặt cắt xa nhất về phía lái bằng cách nhấn F6 cho đến khi nó được chọn. Phía dưới bên trái màn hình bạn sẽ thấy “Location” là 20a.
Con trỏ sẽ nằm ở giữa và phía dưới của mặt cắt là điểm đầu tiên của station. Chúng ta sẽ thay đổi hình dạng của mặt cắt này bằng cách di chuyển 2 đỉnh dưới lên trên một chút để tạo thành cạnh dưới của vách lái. Nhấn nút mũi tên lên trên bàn phím nhiều lần cho đến khi cao độ của nó là 4.5 (xem ô Edit Points bên trái màn hình).

Chuyển con trỏ đến điểm kế tiếp bằng cách nhấn F4.
Di chuyển con trỏ lên trên bằng phím mũi tên cho đến khi tọa độ theo chiều cao của điểm thứ hai là 4.5. Nhấn Enter để cập nhật thay đổi và vẽ lại màn hình.
Chuyển đến mặt cắt kế tiếp bằng cách nhấn F5, định hình station này theo cách khác (để thực tập): gõ 2.25 vào ô 1st vertical và 2.25 vào ô 2nd vertical và nhấn Enter để cập nhật thay đổi và vẽ lại màn hình.

Chú ý: Nếu có khi nào mà màn hình không hiển thị những thay đổi của bạn thì click vào nút Redraw.

Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra component thứ hai.

5. Tạo hình component 2

Từ menu Edit chọn . Trong hộp thoại Create Component click vào , vào sau đó vào .

Trong hộp thoại Create Box bạn sẽ thấy là tên của component này. Gõ vào các trị số:

FWD End <20f>
AFT End <15f>
Station Spacing <2.5>
Outboard Trans <5>
Top Vert <5>

Click vào hộp chọn SLOPPING sẽ mở ra 3 ô để nhập giá trị, nhập vào các trị số sau:

Vert <4.5>
Long <20f>
Vert <0>
Long <15f>

Chọn Side Factor là Center và click . Click . Nếu màn hình không hiển thị các thay đổi, chọn View Part từ menu View để xem lại toàn bộ part.

Để chuyển sang component khác của mô hình sử dụng phím spacebar.

6. Nối các component

Bây giờ chúng ta sẽ nối 2 component lại với nhau để được một khối thống nhất.
Chú ý rằng cho dù PART được tạo thành từ một hoặc nhiều component, thì kết quả tính toán cũng không có gì khác nhau.
Từ menu View chọn View Profile để xem toàn bộ mô hình trên hình chiếu cạnh.
Từ menu Edit chọn Join To. Hộp thoại Join sẽ xuất hiện. Dưới Join Component, chọn HULL cho PART và C2 cho component.
Dưới Component To Join To, chọn HULL cho part và C1 cho component.
Click vào nút External.
Click vào
Bạn sẽ thấy mô hình hoàn chỉnh của bạn mà không có gián đoạn giữa các component.


Chú ý rằng tất cả những tham chiếu đối với component C2 đã biến mất – nó đã được hợp nhất với component C1.

7. Ghi lại

Chọn Save từ menu File để ghi lại công việc của bạn.

congbangmanoi123
Active member
Active member

Tổng số bài gửi : 7
Age : 39
Điểm : 11
Uy tín : 0
Registration date : 05/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship Empty Re: Hướng dẫn sử dụng phần mềm autoship

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết