VIETNAM SHIPBUILDING ASSOCIATION - HIỆP HỘI ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

+6
hochoi19
BESCON
suxu
trinhanh
cong tu bac lieu
tranquang
10 posters

Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by tranquang Fri Aug 28, 2009 9:10 am

Hải lý hoặc dặm biển là một đơn vị độ dài được dùng trong hoa tiêu hàng hải. Đây là độ dài của cung kinh tuyến trên bề mặt Trái Đất, tương ứng với một phút góc trên đường tròn lớn của nó.

(Chu vi trái đất bằng 40.000 km chia ra 360 độ rồi chia ra 60 phút là độ dài của 01 hải lý)

1 Hải lý = 40.000 km / (360 × 60) = 1,852 km

tranquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 461
Age : 111
Đến từ: : HCM CITY
Điểm : 914
Uy tín : 18
Registration date : 22/07/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by tranquang Fri Sep 18, 2009 9:16 am

Chẳng nói gì dân vỏ tàu mình, dân kỹ thuật ai cũng biết những khổ giấy và kích cỡ:
A4: 297x210
A3: 297x420
A2:420x594
A1: 594x841
A0: 1189x841
Nhưng có thể bạn không chú ý tương quan tỷ lệ giữa các cạnh dài và cạnh ngắn của cùng một khổ giấy thế nào (?)
Hay lắm nha: Cạnh dài bằng cạnh ngắn nhân vơí căn 2 đấy. Bạn thử xem
- Với khổ A4: 210*căn 2 =297
- Với khổ A3: 297*căn 2 =420
- Với khổ A2: 420*căn 2 =594
- ....
Đương nhiên A3 gấp đôi A4, A2 gấp đôi A3, ....

tranquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 461
Age : 111
Đến từ: : HCM CITY
Điểm : 914
Uy tín : 18
Registration date : 22/07/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by cong tu bac lieu Sun Oct 04, 2009 7:34 pm

thu vi nhi. hehe
cong tu bac lieu
cong tu bac lieu
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 48
Age : 36
Đến từ: : Hải Phòng
Nghề nghiệp/sở thióch : võ thuật
Điểm : 66
Uy tín : 0
Registration date : 03/10/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by trinhanh Tue Oct 06, 2009 10:16 am

1. Bhp là gì? Nhà phát minh ra động cơ hơi nước người Scotland là James Watt đã phát minh ra chữ “horsepower” (sức ngựa) từ hai thế kỷ trước để phục vụ cho việc bán các động cơ hơi nước. Ông quan sát những con ngựa đang làm việc và đưa ra khái niệm “một sức ngựa” là lực cần thiết để nâng một vật có trọng lượng 33.000 pound (tương đương 14.969kg) trên một quãng đường 1 foot (30cm) trong thời gian 1 phút. Trong thực tế, công suất của động cơ được đo bệ thử công suất có gắn lực kế (dynamometer engine).

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Sucngua

2. Hay nói cách khác: Mã lực (thường gọi cách khác là: sức ngựa, hay HP - horse power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.

Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:

1 HP = 0,736kW ; hoặc

1 kW = 1,36 HP.

trinhanh
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 47
Age : 37
Đến từ: : Cantho
Điểm : 77
Uy tín : 0
Registration date : 24/07/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by suxu Wed Oct 07, 2009 1:55 pm

Hay nhỉ,
Ta có thể hiểu thế này:
Một vật có khối lượng 75kg dịch chuyển 1m trong thời gian 1 giây là một sức ngựa
Phải không các bạn?

suxu
Expert
Expert

Tổng số bài gửi : 13
Điểm : 24
Uy tín : 0
Registration date : 07/10/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by BESCON Thu Oct 29, 2009 1:06 am

Lý thú thật đấy, nhiều khi mình biết đấy mà không để ý đến nguồn gốc, bản chất của sự vật.

Nhân đây cũng cung cấp thêm cho cả nhà biêt thêm một thông tin thú vị. Hầu hết các tàu nước ngoài, đứng trước tên tàu đều có chữ MV hay MS. Ví dụ tên tàu là Victoria, khi làm các thủ tục, nghi lễ quan trọng hay trong các bản báo cáo đều là MV Victoria hay MS Victoria. Ý nghĩa?

MV : Motor vesel
MS : Motor ship

BESCON
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ: : Shipbuilding Company
Điểm : 54
Uy tín : 0
Registration date : 24/10/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by BESCON Wed Dec 02, 2009 1:00 pm

GT và DWT?

Chủ hàng khi quan tâm xem xét một con tàu, ngoài kích thước, số IMO và các thông tin về an toàn kỹ thuật, thì còn chú ý đến Tổng dung tích – GT và trọng tải – DWT của tàu. Vậy GT và DWT là gì? Nó khác nhau như thế nào?

Dung tích của tàu


Dung tích – Tonnage của một tàu gồm
Tổng dung tích – GT và Dung tích thuần – NT.

Gross tonnage (GT)
tiếng Việt gọi là “tổng dung tích”, là số đo dung tích của toàn bộ các không gian kín ở trên tàu, bao gồm cả thể tích của ống khói. GT của tàu là cơ sở để tính các phí hàng hải như phí hoa tiêu, phí đăng ký, phí bảo hiểm và để làm cơ sở áp dụng cho các công ước hàng hải khác. 1 GT bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối.

Net Tonnage (NT)
tiếng Việt gọi là “Dung tích thuần”, là số đo dung tích của không gian giới
hạn từ mặt boong chính trở xuống bao gồm không gian bên trong các hầm hàng, khu vực buồng máy, toàn bộ các két phía ngoài buồng máy và các không gian kín ở đáy đôi của con tàu và được sử dụng để tính các phí thuộc quyền hạn của chính quyền cảng (cảng vụ).

Thể hiện bằng hình vẽ:


GT là được tô xanh, bao gồm: hầm hàng, các két đáy đôi và 2 két mũi lái, buồng máy, ca bin, các kho mũi và lái, các monkey islands (khoang phía trên mặt boong chính để bố trí các tời cẩu hàng) và cột tàu Ships masts. Trên hình vẽ minh họa có một monkey island. Thể tích ống khói không được gộp vào GT.


NT bao gồm: hầm hàng, các két đáy đôi và 2 két mũi lái, buồng máy. Không bao gồm: ca bin, các kho mũi và lái, các monkey islands và cột tàu.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Pandi123
Theo công ước quốc tế của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về đo dung tích tàu năm 1969 thì trừ tàu chiến và tàu có chiều dài nhỏ hơn 24 mét (79 feet), tất cả các tàu biển đều có phải giấy chứng nhận dung tích tàu của cơ quan đăng kiểm. Ngày trước còn có hai khái niệm Gross Register Tonnage (GRT) và Net Register Tonnage (NRT) nhưng nay không được sử dụng nữa mặc dù hai khái niệm này cũng chính là của GT và NT. IMO đã thay thế GRT và NRT bằng GT
và NT. Wording của công ước và các phụ lục liên quan, cũng như trong các giấy chứng nhận dung tích không còn sử dụng GRT và NRT.

Đơn vị của Dung tích theo cách gọi thông thường là “tấn”, nhưng khác với tấn = 1.000kg, và khác với đơn vị tấn được sử dụng trong Trọng tải.
Khi nói GT của tàu là 1.599 tấn thì phải hiểu là dung tích toàn phần của nó là 1.599 tấn dung tích toàn phần hay con tàu đó có dung tích GT là 1.599 nhân với 2,831m3 thành 4526,77 m3.

Trọng tải của tàu


Trọng tải – DWT (cũng được gọi là deadweight) là số đo của khối lượng hàng, đồ vật khác mà tàu có thể chở được. Trọng tải tàu trước đây được gọi bằng “tấn dài”, giờ đây quốc tế thống nhất cách gọi chung là “tấn” (tonnes).

Cần phân biệt đơn vị tấn giữa GT, NT và DWT.

Cụ thể
:
1 tấn trọng tải DWT = 2.240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = 1.016,05 kg
(1.000 kg = 1 tấn)

1 MT (tấn mét) = 2204 pounds = 1.000 kg

Ví dụ: Tàu có trọng tải 5.000 tấn tại bất kỳ thời điểm được hiểu là tổng khối lượng tàu có thể chở được bao gồm: hàng hóa, nhiên liệu, nước dằn, lương thực thực phẩm, trọng lượng hành khách, thuyền viên, phụ tùng thay thế tối đa là 5.000 tấn.


Hay:
Trọng tải (DWT) = Sức chở hàng của tàu + Trọng lượng thuyền viên, hành lý, thực phẩm, nước ngọt, dầu mỡ, nước dằn tàu….

Kết luận


Như vậy chủ hàng khi tìm hiểu một con tàu để chuyên chở hàng hóa cần tìm hiểu:

GT: để tính toán chi phí vận hành, chi phí bảo hiểm, chi phí qua cảng của con tàu đó.


D
WT: để biết xem tối đa chiếc tàu này có thể chở được lượng hàng hóa là bao nhiêu.


(Sưu tầm)

BESCON
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ: : Shipbuilding Company
Điểm : 54
Uy tín : 0
Registration date : 24/10/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by hochoi19 Mon Mar 01, 2010 8:39 pm

Các dự án quân sự lãng phí nhất thế giới
02.08.2009 20:24
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 1249219461.nv
Không chỉ có Mỹ phải đối mặt với tình trạng cắt giảm chi phí cho các chương trình vũ khí đồ sộ, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng phải "vật lộn" với các dự án "chẳng đi đến đâu".



1.Tàu khu trục T45 lớp Daring
Chi phí: 10,6 tỷ USD cho 6 tàu
Hiện trạng: Hoãn
Được nhà thầu quốc phòng BAE quảng cáo là tàu chiến hiện đại nhất thế giới, T45 là tàu phòng thủ thế hệ tiếp theo của Hải quân Hoàng gia Anh. Những chiếc tàu khu trục này được trang bị hệ thống tên lửa đối không tiên tiến, trong đó, các tên lửa Aster đất đối không được cho là có khả năng phá hủy mục tiêu nhỏ như lòng bàn tay với tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh, từ khoảng cách hơn 30 km.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Type_45_daring_class-in
T45 liên tục bị trì hoãn vì lý chi phí gia tăng.
Tuy nhiên, hạn chế của loại tàu khu trục này nhiều hơn so với những khả năng mà nhà thầu đã quảng cáo rùm beng. T45 liên tục bị trì hoãn do chi phí vượt dự định, chậm hai năm so với kế hoạch và đắt hơn 29% so với chi phí dự tính.HMS Daring, chiếc T45 đầu tiên của Anh “vội vàng” đi vào hoạt động cuối năm ngoái mà không có hệ thống tên lửa nào và phải đến cuối năm 2011 mới được trang bị đầy đủ.
Các báo cáo mới đây cho biết, Bộ Quốc phòng Anh muốn đưa T45 tới sông Thames để tham dự Thế vận hội mùa hè Olympic năm 2012 với mục đích phòng thủ tấn công khủng bố bằng máy bay.

2. Tên lửa đạn đạo Bulava SS-NX-30 của Nga
Chi phí: 500 triệu USD
Hiện trạng: Lưu kho
Bộ Quốc phòng Nga hy vọng Bulava SS-NX-30 chính thức hoạt động vào cuối năm 2009, tuy nhiên, sau 10 năm miệt mài nghiên cứu, hiện chưa rõ khi nào vũ khí này có thể hoạt động hiệu quả. Là biến thể của tên lửa Topol-M trên mặt đất, Bulava có tầm bắn theo lý thuyết là 8.000 km.
Được miêu tả là có khả năng chống lại điện từ, sự cản trở của phóng xạ và điều kiện tự nhiên, tên lửa Bulava được những người ủng hộ “chào hàng” là loại vũ khí “không thể ngăn cản”.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Bulava-in
Trong 11 lần thử nghiệm, Bulava đã có tới 6 lần thất bại.
Bulava có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 150 kiloton. Nó được xem là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trên biển của Nga. Nhưng ý nghĩa thực sự là tái khẳng định niềm tự hào và vị thế của Nga sau những bất ổn về kinh tế và chính trị trong những năm 1990. Hạn chế duy nhất của Bulava có lẽ là nó không hoạt động, bởi trong tổng số 11 lần phóng thử thì có tới 6 lần thất bại.

3. Dự án tàu sân bay 085 và 089

Chi phí: không công bố
Hiện trạng: đang thực hiện
Trước kia, Trung Quốc đã đánh tiếng về chương trình chế tạo tàu sân bay trong nước, và đã mua các tàu sân bay từ thời Liên Xô để “mổ xẻ học tập”.
Tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh công bố kế hoạch tham vọng xây dựng các tàu chiến cỡ lớn và các hệ thống vũ khí hải quân công phu khác như một phần trong chiến dịch hiện đại hóa quân đội quy mô. Chính Phủ Trung Quốc khẳng định nước này sẽ hoàn thành hai chiếc tàu sân bay trong thập kỷ tới: một chiếc có trọng tải 60.000 tấn (085 Project) vào năm 2010, có sức chứa 30-40 máy bay chiến đấu J-10 hoặc 10-20 chiếc Su-33; và tàu sân bay xếp hạng thế giới (089 Project), tàu siêu hạt nhân 93.000 đến năm 2020.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT J-10s-in
Theo đúng kế hoạch, tàu sân bay 085 Project có sức chứa từ 30-40 chiến đấu cơ J-10 như trên hình.
Tuy nhiên, liệu Trung Quốc có giữ đúng tiến trình kế hoạch? Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc hiện không có cả công nghệ lẫn “tay nghề” hay thời gian để đạt được những mục tiêu trên.
Trung Quốc có thể sớm khai thác loại tàu sân bay cỡ nhỏ, bởi triển lãm quân sự ngày 4/7 vừa qua hé lộ mô hình tàu gần giống với tàu lớp Kuznetsov của Nga. Tuy nhiên, loại tàu sân bay này không được trang bị máy phóng máy bay cần thiết để giúp các loại máy bay hạng nặng cất cánh.

4. Tàu sân bay Porte-Avions 2

Chi phí: 4,7 tỷ USD
Hiện trạng: Lưu kho
Hải quân Pháp sẵn sàng sản xuất chiếc tàu sân bay thứ hai để thay thế cho hai chiếc đã ngừng hoạt động trong thời gian gần đây. Với lượng giãn nước 75.000 tấn, Porte-Avions 2, hay PA2, sử dụng động cơ điện và chứa tới 50 máy bay.
Bước đầu, đây là dự án chung giữa Pháp và Anh, tuy nhiên, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã rút khỏi dự án với lý do sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng cho tới năm 2011.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT H%C3%ACnh-4-in
Pháp đang do dự trước dự án tàu sân bay PA2.
Các nhà phân tích cho rằng, việc trì hoãn dự án PA2 sẽ khiến Pháp gặp khó khăn khi tàu sân bay FNS Charles de Gaulle đưa vào bảo dưỡng vào năm 2015. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, quyết định này là vì lợi ích của đất nước khi theo kế hoạch, PA2 sử dụng thiết kế tàu lớp Queen Elizabeth không mấy phổ biến.
Các nghiên cứu thiết kế mới tiến hành vào năm nay cho thấy, Pháp có thể từ chối thiết kế của Anh. Tin xấu là, Pháp chỉ dành 280 tỷ USD cho toàn bộ ngân sách quốc phòng trong thập kỷ tới, và 30% đã được sử dụng cho đến khi Tổng thống Pháp đưa ra quyết định cuối cùng.

5. Máy bay vận tải A400M
Chi phí: 27,7 tỷ USD
Hiện trạng: có nguy cơ phá sản
Theo hợp đồng của công ty Vũ trụ và Phòng thủ Hàng không châu Âu, máy bay vận chuyển A400M được thiết kế cho bốn nước. Theo đó, máy bay này sẽ được trang bị bốn động cơ tua-bin đặc biệt, có thể cất cánh và hạ cánh trên các đường băng ngắn. Nó có khả năng mang 120 lính với đầy đủ vũ khí, 66 cáng thương hoặc tấm nâng hàng quân sự.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT AIR_A400M-in
Ảnh máy bay vận tải A400M . Dự án A400M vượt quá thời gian dự định tới 4 năm.
Tuy nhiên, dự án này không đúng kế hoạch. Gần 200 chiếc đã được đặt hàng nhưng dự án vượt quá thời hạn bốn năm và chi phí tăng 7 tỷ USD so với dự kiến. Với những vấn đề đó, 9 khách hàng đã hủy hợp đồng, rút lại một phần tiền trị giá 8,5 tỷ USD và tái đầu tư vào C-130Js, máy bay rẻ hơn của Mỹ.

Hải Anh (Theo Báo Datviet online)
(Lão cà tầm_Sưu tầm cùng xem_Thông cảm thanks./.)triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Flamingtext_com_1293441994_4413


Được sửa bởi hochoi19 ngày Wed Jan 05, 2011 9:38 pm; sửa lần 1.
hochoi19
hochoi19
Sub-administrator
Sub-administrator

Tổng số bài gửi : 133
Age : 33
Đến từ: : phương nam
Nghề nghiệp/sở thióch : học hỏi kiến thức
Điểm : 174
Uy tín : 0
Registration date : 06/01/2010

http://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by phamhieu Sun Mar 07, 2010 10:54 am

Người gửi: TuanPhuc -- 10/01/2007 05:46 PM
Công trình thế kỷ- Kênh đào Suez

( Bình chọn: 10 -- Thảo luận: 6 -- Số lần đọc: 12500)

Từ 4000 năm về trước, người Ai Cập đã có ước mơ mở một kênh đào trên dải đất Suez khi Vua Pharaoh cho đào một con kênh đầu tiên nối giòng sông Nile với hồ lớn Bitter. Cũng vì chưa có kênh đào Suez nên trong nhiều thế kỷ, việc thương mại của miền Trung Đông với châu Âu phải đi qua phần đất liền của châu Á rồi sau đó, các con tầu biển chở hàng hóa từ Hồng Hải đã phải dương buồm qua mỏm cực nam của châu Phi để đi tới biển Địa Trung Hải.

Vì kênh đào chỉ có thể dùng cho các tàu chạy bằng máy mà tới năm 1860 chỉ có 5% thuyền chạy bằng hơi nước nên việc xây kênh xem như một cá cược. Nhưng trong thập niên tiếp theo, số tàu buôn đã tăng lên nhanh chóng.

Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, khoảng 20,000 con tầu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và chở hàng hóa. Tầu đi lên mạn bắc chở theo dầu lửa từ Vịnh Ba Tư để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tầu chở sản phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền nam châu Á và Viễn Đông. Ngoài ra còn có các con tầu chiến và tầu du lịch viễn duyên. Nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ thành phố London, nước Anh, tới thành phố Bombay, Ấn Độ, đã tiết kiệm được 11,670 cây số so với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.

Kênh đào Suez dài gấp hai lần kênh đào Panama nhưng lại dễ thực hiện hơn nhiều vì đi qua một miền đất bằng phẳng, ngang với mặt nước biển nên không cần loại cửa cống khóa nước (lock).

Thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên: Một kênh đào được xây giữa châu thổ sông Nile và biển Đỏ (Red Sea) . Những thế kỷ tiếp theo, chỉ một phần của kênh được coi ngó.
Thế kỷ 8 TCN: kênh không còn được giữ gìn và tàu bè không còn qua lại được.
Hành trình London - Bombay vòng qua châu phi 17.400 Km qua kênh 10.100 Km Giảm 42 %
Hành trình Marseile- Bombay vòng qua châu phi 16.000 Km qua kênh 7.400 Km Giảm 54 %
Hành trình NewYork-Bombay vòng qua châu phi 19.000 Km qua kênh 13.000 Km Giảm 31 %
Hành trình Odessa-Bombay vòng qua châu phi 19.000 Km qua kênh 6.800 Km Giảm 64 %
Từ cuối thế kỷ XVIII Pháp đã có ý định tìm đường từ Địa Trung Hải qua Hồng Hải để sang phương Đông nên khi Napoleon Bonaparte chiếm đóng Ai cập, ông đã phái công trình sư đến thăm dò khả năng đào kênh qua eo biển Suez. Đến giữa thế kỷ XIX, công trình sư Fecdinan Doletxev vốn là cựu Lãnh sự Pháp ở Ai cập rất nhiệt tình với kế hoạch đào kênh. Ông đã thuyết phục tổng thống Ai cập Xait ký một hợp đồng cho thuê đào và sử dụng kênh Suez. Hợp đồng ký kết ngày 23 tháng 10 năm 1854. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1856, hai bên ký một hợp đồng bổ sung quy định: Pháp cung cấp kỹ thuật, Ai cập cung cấp không bồi hoàn những đất đai dùng để đào kênh và 4/5 nhân công lao động. Mức lương trả cho nhân công sẽ do công ty đào kênh quyết định. Sau khi đào xong, Pháp được quyền thuê 99 năm. Ai cập sẽ được hưởng 15% thu nhập hàng năm của con kênh.
Năm 1857, Lexev bất chấp sự phản đối của Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập công ty quốc tế vận chuyển biển kênh đào Suez, với số vốn 200 triệu franc, mở rộng cho bất cứ người nước nào muốn đầu tư. Do sự bài xích của Anh, nên rất ít nước hưởng ứng, cuối cùng người Pháp mua 207.111 cổ phần chiếm 44% còn lại 4% cổ phần thuộc về người Tây Ban Nha, Hà Lan, Tuynisie, Italia.
Sau khi chuẩn bị xong ngày 25 tháng 4 năm 1859 bắt đầu khởi công, eo biển Suez, vốn là đất cồn bãi, khí hậu khô nóng ít mưa, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, điều kiện lao động cực nhọc, lại thêm dịch bệnh hoành hành khiến người Ai cập chết rất nhiều.
Ngày 17 tháng 11 năm 1869, kênh đào Suez đã hoàn thành. Trải qua 10 năm đào kênh, Ai cập phải huy động tới mấy chục vạn nhân công đào trên 720 triệu khối đất, hy sinh 120.000 người, hao phí 16.860.000 Bảng Anh. Sự tốn kém trên đã làm cho tài chính Ai Cập suy sụp.
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Kenhsuez021
triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Kenhsuez031
Sau khi kênh Suez khai thông, việc quản lý con kênh nằm trong tay công ty, dưới sự khống chế của Pháp. Về sau, Anh lợi dụng tài chính Ai cập khó khăn đã mua lại 44% cổ phần với giá 4 triệu Bảng Anh. Năm 1882 nước Anh đem quân chiếm đóng Ai Cập khống chế luôn kênh đào.
Năm 1888, các cường quốc Châu Âu (không có Anh) họp ở Constantin ra công bố: Phải đảm bảo an toàn và tự do đi lại trên kênh.
Năm 1922 Anh rút quân ra khỏi Ai cập nhưng vẫn đóng quân ở kênh Suez. Năm 1936, lấy cớ bảo vệ kênh Suez, Anh buộc Ai Cập ký kết điều ước Đồng minh Anh – Ai Cập để Anh đóng quân tại đây 20 năm. Trong đại chiến thế giới thứ II, kênh Suez trở thành căn cứ quân sự của Anh ở Ai cập.
Năm 1956, quân Anh rút khỏi kênh đào Suez kết thúc 74 năm chiếm đóng Ai cập.
Nhưng quyền kinh doanh con kênh vẫn nằm trong tay công ty của người nước ngoài.
Ngày 26 tháng 7 năm 1956. Tổng thống Ai Cập Naxe tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào Suez. Anh, Pháp muốn giành lại quyền khống chế con kênh nên đã lôi kéo Israel đem quân tấn công Ai cập vào ngày 29 tháng 10 năm 1956. Do sự can thiệp của Liên hợp quốc, chiến tranh buộc phải kết thúc. Theo quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 7 tháng 11 năm 1956, Anh, Pháp, Israel buộc phải rút quân. Tàu thuyền các nước qua kênh đều phải nộp thuế theo quy định của chính phủ Ai cập.
Kênh suez xuyên qua eo biển Suez lãnh thổ Ai cập nối giữa địa trung Hải và Hồng Hải được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kênh dài 162,5 km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174 km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lạimất 48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13 m, tàu thuyền đi qua chỉ mất 14 tiếngtriển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Kenhsuez1
phamhieu
phamhieu
Morderator
Morderator

Tổng số bài gửi : 43
Age : 34
Đến từ: : Đại dương mênh mông
Nghề nghiệp/sở thióch : Đam mê học hỏi vi tính, đóng tàu
Điểm : 55
Uy tín : 0
Registration date : 03/10/2009

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty Re: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bài gửi by hochoi19 Thu Mar 11, 2010 2:47 pm

Bảy kỳ quan của thế giới hiện đại

1. Đường hầm Channel (Channel Tunnel)
Đường hầm 31 dặm Chunnel đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, Chunnel là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Thành đường hầm dầy 5 feet có cửa xuống ở Coquelles, Pháp và nối với Anh xuyên qua Kênh đào Anh. Hệ thống đường hầm có phần cuối nổi lên sau dãy núi đá phấn Dover tại cảng Folkstone (Anh). Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2m với tốc độ gần 100m/ph. Khoang hành khách chứa luôn cả ôtô và xe hơi. Hệ thống xe bảo dưỡng và phương tiện cấp cứu tận dụng đường hầm thứ ba nằm giữa hai đường hầm lớn. Những chiếc pittong khổng lồ liên tục đóng và mở làm lưu thông không khí và khí thải sinh ra từ đầu tầu. Hệ thống đường ống dài 300 dặm chứa nước lạnh chạy dọc theo lan can đường hầm giữa giúp hạ nhiệt sức nóng tạo ra từ sự cọ sát không khí bên trong đường hầm.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Chnl_tun_chart
Đường hầm Chunnel gồm 3 nhánh

2. Tháp truyền hình CN (CN tower)
Công trình cao nhất thế giới cao tới 1 815 feet (553m) so với mặt đường phố Toronto, cao gấp ba lần chiều cao của ngọn tháp nổi tiếng Seattle Space Needle ở Mỹ. Tháp CN có khối lượng bằng 23 214 con voi cỡ lớn được xây dựng với tốc độ kinh ngạc, cao thêm 18 feet (5,5m) một ngày. Điều đặc biệt đối với ngọn tháp CN là nó được xây dựng hoàn toàn bằng bêtông. Tháp chỉ có cột trụ và công nhân sử dụng một chiếc khuôn để xây, khi bêtông đổ vào khuôn trụ cứng lại chiếc khuôn sẽ được nhấc cao hơn và cứ như vậy cho đến khi đỉnh tháp được xây xong. Ngày nay ngọn tháp thấp đi chỉ khoảng 1,1 inch (2,8cm). Được thiết kế với sự trợ giúp của một đường hầm gió, tháp CN có thể chịu được sức gió mạnh tới 260m/ph. Tháp Skypod, cao 1100 feet, là phần dưới chân tháp CN với phần đỉnh có hình vành khăn gồm đài quan sát, nhà ăn và quán bar nằm ở tầng Skypod. Phần trên và phần dưới tháp CN nặng tổng cộng 10 tấn được gắn với cột trụ để tránh bị lắc lư mạnh.Trong quá trình thi công máy bay trực thăng Sikorsky làm nhiệm vụ kéo cột trụ và cũng là cột ăngten lên để xây dựng tháp. Sóng radio được phát đi từ chân của chiếc ăngten, còn sóng vô tuyến được phát đi từ đỉnh ăngten. Hiện tại có 16 loại sóng truyền thông được phát đi từ ngọn tháp.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Cn-tower
Tháp truyền hình CN (CN tower)


3. Toà nhà Đế chế (Empire State Building)

Cao 1250 feet (381m) toà nhà Empire là công trình trọc trời nổi tiếng nhất thế giới, và đã từng là công trình cao nhất thế giới trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất về toà nhà này lại là tốc độ hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Công trình được xây dựng chỉ sau một năm và 45 ngày. Các công nhân xây dựng đặt ra kế hoạch xây dựng với tốc độ nghiêm ngặt, hàn và tán những tấn khung sắt có tổng khối lượng 58000 tấn lại với nhau chỉ trong 23 tuần. Sau đó các thợ làm đường ống đã đặt 51 dặm ống nước và thợ điện lắp đặt hơn năm triệu mét dây điện thoại và thợ xây hoàn thành phần ngoại thất chỉ trong vòng tám tháng. Công trình được thiết kế rất tốt vì vậy vào năm 1945 người ta đã dễ dàng sửa lại nó sau cú đâm va của một chiếc B52 hai động cơ vì sương mù dày đặc. Nghệ thuật kiến trúc của công trình là một cuộc cách mạng hoá nền công nghiệp xây dựng những toà nhà cao tầng. Mặc dù kỷ lục cao nhất của toà nhà Empire đã bị vượt qua, nhưng Empire vẫn là tiêu chuẩn để đánh giá các toà nhà chọc trời trong vòng 65 năm qua.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empire-state-building
Toà nhà Đế chế (Empire State Building)

4. Cầu Cổng vàng (Golden Gate Bridge)
Sau 66 năm hoàn thành công trình, cầu Cổng vàng, từng là cây cầu treo dài nhất và cao nhất thế giới, nằm hiên ngang ở cửa ngõ Vịnh San Francisco là biểu tượng thân thuộc cho thành phố tươi đẹp. Cây cầu treo trên hai chiếc tháp cao 764 foot (232m) với hệ thống cáp treo đồ sộ gồm 80 000 dặm (128 000m). Trên thực tế chiều dài của những sợi dây cáp nối lại có thể quấn quanh trái đất ba vòng. Để nhảy tắt qua một cảng biển, các kỹ sư đã thiết kế một chiếc cầu dài 1100 foot (335m) nối từ bờ. Đội xây dựng đã phải chịu đựng cái lạnh cắt da, gió mạnh thổi 70m/ph và độ cao chóng mặt để hoàn thành cây cầu chỉ trong bốn năm. Cây cầu là sự kết hợp của tính thẩm mỹ và kỹ thuật hoàn hảo. Nó đã chịu được trận động đất Loma Prieta vào năm 1989 mà không hề bị hư hại, và trong vòng 66 năm giao thông qua chiếc cầu chỉ ngưng hoạt động trong những khoảng thời gian rất ngắn (lần lâu nhất là 3 giờ và 27 phút) do gió thổi quá mạnh. Từ năm 1997 được trang bị thêm các chất liệu và kỹ thuật gia cố chống địa chấn trị giá 400 triệu đôla, cây cầu có khả năng chịu được những cơn động đất mạnh tới 8,3 độ Richter. Ngày nay cây cầu Cổng vàng vẫn là một trong những cây cầu có vẻ đẹp được ngưỡng mộ và lên tranh ảnh nhiều nhất trên thế giới.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Golden
Cầu Cổng vàng (Golden Gate Bridge)

5. Đập Itaipu (Itaipu Dam)
Rộng năm dặm và đòi hỏi lượng bê tông nhiều bằng việc xây năm chiếc đập Hoover (xây dựng trên sông Colorado giữa bang Arizona và bang Nevada - Mỹ), đập Itaipu chắn ngang sông Parana tại biên giới Brazil và Paraguay. Trong suốt quá trình xây dựng, để làm thay đổi hướng chảy của dòng sống lớn thứ 7 thế giới này, công nhân đã phải đào một đường nhánh phụ dài 1,3 dặm. Để hoàn thành công trình phải di chuyển và đào hết 50 triệu tấn đất đá. Con đập chính cao bằng toà nhà trọc trời 65 tầng, được xây dựng từ những tấm bêtông rỗng trong khi bên sườn của nó thì được xây bằng đất và đá. Số sắt thép được dùng để xây con đập đủ để xây 300 chiếc tháp Eiffel. Một điều kỳ diệu nữa của con Đập chính là nhà máy thủy điện Itaipu. Chiều dài 1.5 dặm, một phần nhà máy chìm dưới nước và chứa tới 18 chiếc máy phát , mỗi máy có bề ngang 16m. Khoảng 160 tấn nước chảy vào tuabin mỗi giây, tạo ra 12 600 mêga oát điện, đủ để cung cấp cho gần như cả bang California. Đập Itaipu cung cấp 28% lượng điện tiêu thụ ở Miền nam, Đông nam và miền Trung tây Brazil, và 72% tổng lượng điện tiêu thụ ở Paraguay.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Itapu
Đập Itaipu (Itaipu Dam)

6. Hệ thống đập bảo vệ Biển Bắc Hà Lan (Netherlands North Sea Protection Works)
Là công trình độc nhất, hệ thống đập phức tạp, cổng chắn lũ, hành lang chắn sóng và hàng loạt các công trình thiết kế khác nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của đất nước Hà Lan. Trong hàng thế kỷ qua, người dân Hà Lan đã cố gắng không mệt mỏi để chiến đấu với sự xâm lấn của biển cả nhưng chỉ để thấy những cơn bão khủng khiếp tạo nên những đợt sóng cuồn cuộn hung dữ cướp đi thành quả của mình, bởi vì Hà Lan nằm thấp hơn mực nước biển và diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp lại do sự xâm lấn của nước biển. Hệ thống bảo vệ Biển Bắc đã được người Hà Lan xây dựng qua hai bước. Bước đi thứ 1, từ năm 1927 đến năm 1932 xây dựng con đập dài 19 dặm ngay trên biển. Đây là con đê cực kỳ lớn dày 100 yard chắn ngang cửa sông Zuiderzee. Bước 2, Dự án Delta, được thiết kế nhằm kiểm soát khu vực không ổn định ở cửa sông Meuse và sông Rhine. Tác phẩm hoàn hảo của công trình là Hàng rào Eastern Schelde Barrier, một hàng rào dài hai dặm gồm những cổng chắn sóng giữa các chân cột bê tông chỉ phát huy tác dụng khi sóng lớn đe doạ. Hệ thống Bảo vệ Biển Bắc là một minh chứng cho khả năng chống chọi và chung sống với thiên nhiên hung dữ của con người.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Protection
Hệ thống đập bảo vệ Biển Bắc Hà Lan (Netherlands North Sea Protection Works)

7. Kênh đào Panama (Panama Canal)
Là giấc mơ của thực dân Tây Ban Nha từ những năm 1930 và giấc mộng không thành của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ferdinand de Lesseps, Kênh đào Panama được mệnh danh là thành công vĩ đại nhất trong thế giới kiến trúc. Dưới sự chỉ dẫn của Đại tá George Washington Goethal, 42000 công nhân đã nạo vét, cho nổ mìn và đào con kênh từ Colon đến Balboa. Họ đã di chuyển lượng đất đá đủ để chôn đảo Mahattan xuống sâu 12 feet hoặc đủ để mở một đường hầm rộng 16 foot tới tâm Trái đất. Con kênh đã hoàn thành đúng thời hạn và với ngân sách vừa phải. Mặc dù vậy, sau khi công trình hoàn thành vẫn còn một khó khăn nữa đó là làm thế nào để chế ngự được dòng nước lũ của con sông Chagres thường dâng thêm 25 feet (7,6m) một ngày vào mùa gió mùa. Giải pháp của các kỹ sư đó là xây dựng một con đập đồng thời với việc xây dựng nên một chiếc hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Con kênh ngày nay vẫn hoạt động giống như những năm 1914. Mỗi chuyến hàng đi qua con kênh sẽ mất 52 triệu gallon nước, nhưng nhanh chóng được bù đắp lại bởi những cơn mưa nặng hạt. Kênh Panama là một thành quả vĩ đại của các kỹ sư địa chất-kỹ thuật và sức người.

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Panama
Kênh đào Panama (Panama Canal)


Theo asce.org bounce bounce


Được sửa bởi hochoi19 ngày Wed Jan 12, 2011 8:42 pm; sửa lần 2.
hochoi19
hochoi19
Sub-administrator
Sub-administrator

Tổng số bài gửi : 133
Age : 33
Đến từ: : phương nam
Nghề nghiệp/sở thióch : học hỏi kiến thức
Điểm : 174
Uy tín : 0
Registration date : 06/01/2010

http://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

triển - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Empty THƯ ZÃN_ XEM KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Bài gửi by hochoi19 Fri Apr 09, 2010 8:17 pm


Bom + Tên lửa
[youtube]